Các dấu hiệu cho thấy bé đang rất đói?
Đói là một cảm giác sinh lý mạnh. Tuy nhiên, bé thường không nhận ra cảm giác mình đang đói bụng và thay vào đó tỏ ra mệt mỏi, khó chịu, cáu bẳn. Trong xã hội hiện tại có nhiều thực phẩm, ba mẹ có thể sai lầm khi cho bé ăn bất cứ khi nào bé tỏ ra khó chịu và bất ổn. Điều này khiến bé hiểu rằng ăn uống là cách phản ứng cho một số cảm giác (không chỉ cảm giác đói), dẫn đến ăn quá mức. Có thể giả định rằng bé không điều chỉnh được sự thèm ăn của mình nếu bé bị thừa cân – v.d. bé ăn cả khi không đói và cũng không dừng ăn khi đã no. Ba mẹ khó xác định được cơn đói thực sự.
Dấu hiệu hành vi ở trẻ nhỏ có thể là cáu kỉnh hoặc mệt mỏi, nhưng trong nhiều trường hợp bé biểu hiện “con đói” có thể không phải vậy. Cách dễ nhất để bạn nhận biết bé có thực sự đói hay không là cho bé ăn thực phẩm thô như táo hoặc các loại trái cây khác.
Nói chung, nếu bé thực sự đói giữa các bữa ăn trong ngày và bữa phụ, bé sẽ ăn bất kỳ bạn cho. Nếu bé từ chối bạn sẽ mừng bé không thực sự đói bụng mà chỉ đang muốn có một món gì đó ngon lành bỏ vào miệng.
Hướng dẫn điều chỉnh sự khẩu vị của bé
1. Không bắt bé ăn hết thức ăn còn trong dĩa
Nếu bạn bắt bé ăn thêm khi bé không đói, bé sẽ hiểu rằng được ăn kể cả khi không đói. Nhớ rằng, nếu bạn cho bé ăn nhiều loại thực phẩm cho mỗi bữa ăn chính và phụ, bé sẽ học cách tiêu thụ lượng thực phẩm vừa đủ.
2. Cho bé tự chọn phần ăn
Khi bé được 4-5 tuổi hãy để bé tự phục vụ bữa ăn cho mình, đây là cách tuyệt vời dạy cho bé ăn theo khẩu vị của mình. Nếu bạn lo lắng bé đang bị thừa cân, hãy ước tính lượng thức ăn đủ cho gia đình và chỉ nấu mức đó.
3. Dạy bé ăn chậm rãi
Nếu bé ăn quá nhanh, bé sẽ không có đủ thời gian nhận biết báo hiệu cơ thể đã đủ no, dấu hiệu này xảy ra sau 20′. Bữa ăn gia đình nên kéo dài 20′ và yêu cầu các thành viên chờ đến khi tất cả đã ăn xong mới được phép rời khỏi bàn ăn.
4. Cố định thời gian biểu
Một trong những vấn đề phổ biến trong thói quen ăn uống của trẻ là ăn mọi lúc. Cho bé ăn liên tục làm cho bé hiếm khi/ hầu như không có cảm giác đói thực sự. Mặc dù trẻ nhỏ cần ăn thường xuyên, bé vẫn cần nghỉ ngơi ít nhất một vài giờ giữa các lần cho ăn. Cố định thời gian bữa ăn tương ứng với bữa sáng, trà buổi sáng, bữa trưa, trà chiều và bữa tối, giúp bé hiểu rằng có thời gian để ăn và thời gian không ăn. Điều này giúp bé quản lý cơn đói phù hợp.
5. Đừng thay thế
Thói quen các ba mẹ hay mắc phải là cho bé ăn đồ ngọt, đồ ăn hấp dẫn hơn khi bé không chịu ăn các thực phẩm bổ dưỡng nhạt vị – như rau củ, thịt hay cá. Điều này càng làm bé từ chối các loại thực phẩm bổ dưỡng vì bé biết cuối cùng cũng sẽ được ba mẹ cho ăn sữa chua, trái cây hoặc các loại thực-phẩm-chiều-chuộng khác. Điều quan trọng điều chỉnh khẩu vị của bé là giúp bé hiểu một số thực phẩm được phép ăn vào một số thời điểm cụ thể trong ngày hơn là chờ để được ăn các món mình thích. Kết quả bé sẽ ăn các thực phẩm này khi thấy đói còn hơn là chờ để được ăn các món hấp dẫn bất kể khi đói hoặc không.