1. Bellamy’s Organic » Nutrition & Recipes » Cẩm nang cho bé uống sữa

Cẩm nang cho bé uống sữa

Có rất nhiều các ý kiến về quy trình ăn uống mỗi ngày và gần như mỗi bé là khác nhau. Một trong những khuyến nghị phổ biến là cha mẹ phải tuân theo thói quen cho bé bú (ăn) mỗi ba đến bốn tiếng. Các thói quen cứng nhắt này vô tình bỏ qua một thực tế thiết yếu: trẻ sơ sinh cần chất dinh dưỡng, và cần rất nhiều. Công việc chính của trẻ sơ sinh là phát triển và tăng cân, và thông qua cách duy nhất từ thực phẩm. Rất nhiều thực phẩm. Không thể áp dụng một chế độ ăn uống lên tất cả các bé và cả người lớn, đặc biệt đối với trẻ nhỏ: không như người trưởng thành, trẻ phải tăng cân đều đặn để tăng trưởng và phát triển đúng cách. Bài viết sẽ cho bạn lời khuyên chung về một số chiến lược để đảm bảo những khởi đầu tốt nhất cho bé trong những năm tháng đầu đời.

1: Sự khác biệt giữa việc cho bé bú liên tục/ theo nhu cầu và theo lịch trình?

Cho bé bú theo nhu cầu hay liên tục (cluster feeding) nghĩa là bạn không cần để ý nhiều về thời gian. Bạn cho bé bú bất kỳ lúc nào bé có dấu hiệu thấy đói. Điều này không chỉ đảm bảo rằng bé của bạn nhận được dinh dưỡng tối đa mà còn giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của bé, và đối với mẹ cho con bú bằng sữa mẹ, giúp kích thích tuyến vú để tạo ra thêm nhiều sữa mẹ. Khi bé muốn bú liên tục, thì những gì bạn cần làm là cho bé bú, đây cũng là chuyện bình thường và đây là khi bé chuẩn bị lượng calo cần thiết trước khi có một giấc ngủ dài. Nếu trẻ không nhận được đủ lượng calo trước khi ngủ, chúng sẽ sử dụng toàn sức lực quấy rầy bạn đòi bú thêm suốt đêm dài!

Cho bú theo lịch trình là khi mẹ chọn chu kỳ cho bú dựa theo những yếu tố như cân nặng và số tháng, và chỉ cho bé bú vào những khung thời gian này, dù cho bé có đang say giấc hay chưa sẵn sàng. Đối với phụ nữ đang cho con bú, rất khó để biết được lượng sữa mẹ cho con bú là bao nhiêu để việc cho bú theo lịch trình có thể dung hoà được tổng số dinh dưỡng bé hấp thu trong suốt 24 giờ. Trong những ngày đầu sau sinh, nếu trẻ không bú khi chúng đói, sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn.

2: Thời gian cho bé bú?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho ăn theo nhu cầu, WHO khuyến nghị cho bú theo nhu cầu của bé. Điều này có nghĩa là bạn bắt đầu cho bú khi bé có dấu hiệu đói và ngừng khi bé cảm thấy no (hoặc từ chối bú tiếp). Tất cả các bé đều khác nhau, và một số bé có thể đòi ăn thường xuyên hơn những bé khác. Một số cách để xác định xem bé có đói bao gồm:

  • Đeo bám (tìm kiếm vú mẹ)
  • Có hành động mút tay hoặc đưa tay lên miệng
  • Nhìn tỉnh táo hoặc bồn chồn hơn

Khóc có thể là dấu hiệu muộn của sự đói và không phải là dấu hiệu tốt để xác định xem bé có đói không.

Trung bình, bé có thể bú bất cứ lúc nào từ 8-12 lần trong vòng 24 tiếng. Có thể hơi khó hiểu đúng không – điều này nghĩa là mẹ cho bé bú sau 2-3 tiếng? Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu bé không bú sau 3 tiếng? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bé có dấu hiệu đói trước 2 tiếng? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bé bú 15 lần một ngày, hoặc chỉ bú 7 lần? Làm thế nào để bạn biết được khi nào nên cho bé bú?

Câu trả lời là: điều đó tuỳ thuộc vào BÉ CỦA BẠN và hãy nhớ rằng đây chỉ là những hướng dẫn chung chứ không phải quy tắc bắt buộc!

Nếu bé bú sữa mẹ, bé có thể bú từ một bên vú hoặc cả hai, hoặc chuyển từ bên này sang bên kia và lập lại. Nếu bạn chọn sữa công thức, mẹ phải tuân theo bảng hướng dẫn pha ở trên lon sữa kĩ càng để đảm bảo cung cấp cho bé hàm lượng đúng với số tháng tuổi của bé. Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ khuyến khích bạn ghi lại số lon sữa và thời gian từng lần bú để mô phỏng được mô hình phát triển của trẻ. Khi bé lớn, tần suất cho bé sẽ giảm dần, vì hàm lượng sữa trong một lần bú sẽ tăng lên.

3: Bé nên uống bao nhiêu sữa?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho bé đến 6 tuổi vì sữa mẹ cung cấp tất cả các dưỡng chất và năng lượng cần thiết để trẻ phát triển. Trong trường hợp bú sữa mẹ không khả thi, sữa công thức cho trẻ sơ sinh là một sự thay thế. Bé sẽ bú nhiều lần trong ngày trong giai đoạn hai tháng đầu vì đây là khoảng thời gian bé phát triển rất nhiều. Tuần đầu tiên sau khi sinh sẽ rất bận rộn, nên mẹ phải chuẩn bị trước những yêu cầu bú của bé. Lượng sữa bé bú sẽ tăng nhanh trong suốt tuần, bé bắt đầu bú với một lượng rất nhỏ mỗi lần và sẽ tăng lên trung bình khoảng 65ml mỗi lần bú. Mẹ cũng cần chú ý là sữa mẹ cũng sẽ thay đổi. Một số mẹ có thể tích sữa nhỏ, thì bé sẽ bú thường xuyên hơn so với mẹ có thể tích sữa nhiều hơn. Tuy nhiên, vài mẹ có thể tích sữa lớn cũng cần cho bé bú một cách thường xuyên


4: Bạn có nên cho bé bú nhiều hơn không?
Đây là bảng hướng dẫn cho việc bụng của trẻ phát triển như thế nào trong những tháng đầu tiên và khối lượng sữa bé có thể hấp thụ trong một lần bú. Bé có thể yêu cầu bú thêm hoặc sẽ bú dung lượng lớn hơn, điều này hoàn toàn bình thường. Việc bé tăng cân và phát triển đều đồng nghĩa với việc bé đã được cho bú đúng liều lượng. Trẻ sơ sinh thường sẽ giảm 5-10% trọng lượng so với lúc mới sinh trong tuần đầu và tăng cân lại trong 2 tuần tiếp theo. Nếu bé không tăng cân, hãy tư vấn với bác sĩ hoặc y tá nhi.

Trẻ được sinh ra với khả năng tự điều chỉnh hàm lượng sữa chúng hấp thụ. Nghĩa là khi bé no, bé sẽ tự động ngừng bú. Bé có thể bỏ vú hoặc chai và ngủ thiếp đi. Nếu bé được bú bình, chú ý không ép bình vào bé để tránh khuyến khích trẻ bú quá nhiều.

5: Bạn nên ăn những loại thực phẩm nào trong thời gian cho con bú? 

Nuôi con bằng sữa mẹ cần thêm khoảng 2000 kilojun mỗi ngày. Hầu hết phụ nữ đều thèm ăn và khát nước hơn trong giai đoạn này. Một chế độ ăn uống cân bằng được khuyến khích trong thời gian cho con bú do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao. Thực phẩm giàu protein và giàu chất dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho ngày dài. Một vài gợi ý giúp ngăn ngừa tăng cân không cần thiết và cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho mẹ và bé như là:

  • Ăn 3 bữa chính với thực đơn cân bằng carbohydrate tiêu hóa chậm, nạc protein, và một số loại rau củ nhiều màu sắc
  • Tối đa 3 món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe giúp tăng lượng protein cho cơ thể như sữa chua, phô mai, hạt, thanh muesli ít đường, bánh quy giòn, trứng luộc
  • Uống thêm nhiều chất lỏng như nước lọc, sữa, nước ngọt ít đường
  • Tránh ăn những thực phẩm và đồ uống có lượng đường cao để tránh ảnh hưởng đến khả năng giải phóng năng lượng và góp phần tăng cân.Thay vào đó, bạn có thể uống nước trái cây tươi, các loại hạt và sữa chua làm từ trái cây.

Xem xét những ý kiến sau:

  • Tránh uống rượu trong tháng đầu tiên khi cho con bú hoặc đến khi bé đã bú theo lịch. Hạn chế uống rượu trong suốt 2 tiếng sau khi cho con bú
  • Hạn chế tiêu thụ caffeine – uống một đến hai tách trà hoặc cà phê mỗi ngày thì vẫn được cho phép
  • Một số bé sẽ bị đầy khí và/hoặc khó chịu khi mẹ ăn tỏi, hành, cải bắp và bông cải
  • Khi bé có phản ứng như dị ứng hoặc không hấp thụ được sữa mẹ thường là liên quan đến chế độ ăn uống của mẹ. Nguồn nguyên do có thể khác nhau, nhưng triệu chứng thì thường giống nhau – bé không yên, đau bụng, trúng gió, trào ngược, hoặc dị ứng, phát ban. Trước khi loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống của bạn, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để xác định nguyên nhân chính xác để tránh bỏ lỡ những vấn đề tiềm ẩn gây nguy hiểm đến sức khoẻ
  • Giảm cân không được khuyến khích trong thời gian cho con bú. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh giúp mẹ giảm cân về lâu dài, nên hãy cứ bình tĩnh nhé!

Tăng nguồn cung của sữa

Cho con bú bằng sữa mẹ sẽ giúp mẹ có khoảng thời gian đặc biệt cùng con, nhưng cũng căng thẳng không kém. Nếu bạn đang lo lắng về nguồn sữa của mình, hãy bổ sung thêm sữa mẹ vào ban ngày và ban đêm, đảm bảo môi trường thoải mái và thư giãn cho mẹ bé tiếp xúc da kề da. Để biết bé có bú đủ sữa hay không, bạn có thể:

  • Quan sát ngôn ngữ cơ thể – bé thường sẽ vui vẻ sau khi bú no
  • Xem xét tốc độ tăng trưởng và tăng cân của trẻ
  • Quan sát tần suất trẻ đi nặng và màu của nước tiểu trong tã

Khi núm vú đau và/ hoặc xảy ra nhiễm trùng. Hiệp hội nuôi con bằng sữa mẹ của Úc khuyên mẹ nên tiếp tục cho con bú. Hãy luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định được hướng giải quyết. Một số thực phẩm cũng giúp tăng cường cung cấp sữa. Mặc dù chưa được chứng thực, nhưng những thực phẩm sau đây cũng mang lại một số lợi ích dinh dưỡng để bổ sung năng lượng cho mẹ:

  • Yến mạch cán – ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, protein và sắt
  • Nấm men bia – giàu chất xơ, sắt và vitamin B và có thể cho vào sinh tố, sữa hoặc khi nướng bánh

6: Những thói quen khác ngoài việc cho con bú? 

Nhiều chuyên gia sức khoẻ nhi tin rằng phụ huynh nên tạo thói quen bao gồm bú, chơi và ngủ cho bé. Sau khi cho bé bú, bạn có thể thay tã, và dành thời gian tập nằm sấp cho con. Sau khi chơi, bé sẽ mệt và đây là lúc bạn có thể ru con ngủ. Khi trẻ thức, bạn có thể lập lại trình tự tương tự. Quan trọng là phải đảm bảo trẻ tiêu thụ tất cả những dưỡng chất cần thiết từ sữa để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ.

Tóm tắt

Trong khi có một số ý kiến và đề xuất về khung thời gian và phương thức cho bé bú, thì vẫn có một số điểm phụ huynh cần cân nhắc:

  • Cho bé bú theo nhu cầu được khuyến khích trong những tháng đầu đời
  • Nuôi con bằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Khối lượng sữa trẻ tiêu thụ trong 24 giờ sẽ tùy thuộc vào từng bé
  • Nếu bạn lo lắng về sức khoẻ và sự tăng cân của bé, hãy tìm lời khuyên từ đội ngũ y bác sĩ.

Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất 

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì mang lại khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống về mặt dinh dưỡng và cũng mang lại những lợi ích khác cho mẹ và bé. Có một chế độ ăn uống cân bằng khi cho con bú bằng sữa mẹ cũng rất quan trọng. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh chỉ nên được sử dụng sau khi bạn đã nhận được lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe. Quyết định không cho con bú bằng sữa mẹ sẽ rất khó để quay đầu lại và việc cho trẻ bú bình sẽ làm giảm nguồn cung cấp của sữa mẹ. Bạn cũng nên xem xét kỹ chi phí của việc sử dụng sữa công thức. Nếu bạn sử dụng sữa công thức, bạn phải làm theo tất cả các hướng dẫn về bảng hướng dẫn pha và hàm lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đây là lưu ý quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ.

Lưu ý sử dụng: Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không nên thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến và đưa ra đánh giá về thông tin. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng sức khoẻ của bé