Important notice to customers — product packaging changesLearn More

NEW FOOD PACKAGING IN STORE NOW

From August 2018, customers will notice our rebranded food packaging start to appear on shelf in all major stockists.

  • CURRENT Packaging
  • new Packaging

We are excited to announce our new packaging will start to appear on shelf from August 2018. This transition to new packaging will occur over a number of months. During this time there will be a mix of current and new packaging on shelf.

There are no major changes to these products, in some instances there is a small name change or slight recipe improvement, see below for the full details.

Products purchased via the website will be delivered to customers in our old packaging until the end of October. From November, products ordered from the website will be delivered in the new packaging.

Please note, our Infant Formula packaging will not be rebranded until later in 2019.

For any questions, connect with our team of accredited practising Dietitians on +61 3 6332 9200

Product name changes

  • Cereal Name Changes
  • CURRENT Packaging Organic Baby Rice
  • NEW Packaging Organic Rice with Prebiotic (GOS) Note: Our Baby Rice recipe has been upgraded to now include GOS Prebiotic
  • CURRENT Packaging Organic Vanilla Rice Custard
  • NEW Packaging Organic Milk & Vanilla Baby Rice
  • CURRENT Packaging Organic Apple & Cinnamon Porridge
  • NEW Packaging Organic Apple & Cinnamon Baby Porridge
  • Ready To Serve Name Changes
  • CURRENT Packaging Organic Banana, Pear & Mango
  • New Packaging Organic Banana, Pear, Apple & Mango
  • CURRENT Packaging Organic Mango, Blueberry & Apple
  • New Packaging Organic Blueberry, Mango & Apple
  • CURRENT Packaging Organic Peach & Apple
  • New Packaging Organic Grape, Apple & Peach
  • CURRENT Packaging Organic Pumpkin & Tomato Risotto
  • New Packaging Organic Pumpkin, Sweet Potato & Tomato
  • CURRENT Packaging Organic Broccoli, Beef & Brown Rice
  • New Packaging Organic Beef & Vegetables
  • Note: We have also upgraded some of our RTS recipes to remove added sugars and to remove some of the more complex ingredients that are not required for young children such as Tamari.
  • RUSKS NAME CHANGES
  • CURRENT Packaging Organic Milk Rusks Toothiepegs
  • New Packaging Organic Milk Rusks
Home/Nutrition & Recipes/Bài viết/Tìm hiểu sự phức tạp của dị ứng thực phẩm và nhạy cảm ở trẻ

Tìm hiểu sự phức tạp của dị ứng thực phẩm và nhạy cảm ở trẻ

Tại Úc và New Zealand, có đến 10% trẻ sơ sinh bị dị ứng với thực phẩm (dưới 12 tháng tuổi), 4-8% ở trẻ em và 2% ở người lớn, và con số này vẫn đang gia tăng. Đối với những bậc phụ huynh đang có trẻ lần đầu tiên bị dị ứng với thực phẩm, đây sẽ là khoảng thời gian đáng sợ và quá sức. Phụ huynh có trẻ bị dị ứng với thực phẩm thường lo lắng nhất khi trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng trong thực phẩm có thể gây ra tác hại nghiêm trọng. Phụ huynh cần tìm lời khuyên từ chuyên gia y tế để có được chẩn đoán phụ hợp, và được hỗ trợ thông tin phù hợp và chính xác để quản lý được vấn đề dị ứng ở trẻ để trẻ có một cuộc sống vui vẻ, an toàn và khỏe mạnh

1: Dị ứng thực phẩm là gì?

Dị ứng thực phẩm là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng để đáp lại với sự tiếp xúc của thực phẩm gây dị ứng. Đối với những người không dị ứng với thực phẩm, những loại thực phẩm này không gây hại mà chỉ gây hại với những người nhạy cảm (và được chẩn đoán dị ứng với thực phẩm). Dị ứng thực phẩm có thể phát triển tại mọi lứa tuổi những thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi.

Danh sách mười loại thực phẩm gây dị ứng hàng đầu như:

Thực phẩm gây dị ứng hàng đầu
TrứngĐậu nành
SữaLúa mì
Hạt cây: Hạnh nhân, hạch brazil, hạt điều, hạt dẻ, hạt macadamia, quả hồ đào, hạt thông, quả hồ trăn, quả óc chóLoài giáp xác: cua, tôm, tôm hùm, nhuyễn thể, tôm càng
Đậu phộng
Hạt mèĐậu lupin

Hầu hết trẻ em bị dị ứng với sữa bò, đậu nành, lúa mì hoặc trứng sẽ gia tăng dị ứng với thực phẩm. Chỉ có 75% trẻ dị ứng với đậu phộng, hạt cây, vừng và hải sản sẽ bị ảnh hưởng lâu dài.

2: Triệu chứng của dị ứng thực phẩm?

Nếu bạn nhận thấy trẻ có dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào, lập tức ngừng cho trẻ ăn và tìm lời khuyên từ bác sĩ, chuyên gia miễn dịch lâm sàng/ chuyên gia dị ứng để được tư vấn

Cần chú ý những triệu chứng để xác định dị ứng ở trẻ nhà bạn được phân loại là phản ứng vừa hay nặng. Dị ứng ở mức độ vừa không đe doạ đến tính mạng, tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều lần với các thực phẩm gây dị ứng sẽ khiến cho tình trạng dị ứng nặng hơn khi thực phẩm đó được tiêu thụ trở lại. Xem qua những triệu chứng phổ biến dưới đây để đề phòng cho trẻ.

 

Dấu hiệu phản ứng của dị ứng vừaDấu hiệu phản ứng của dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ)
Môi sưng phùKhó thở/ Thở to
Mắt sưng phùSưng lưỡi và cổ họng
Mặt sưng phùThay đổi trong giọng nói hoặc khó khăn trong việc phát âm
Nổi sảy hoặc mẩnYếu tứ chi
Nôn mửaNgất xỉu và bất tỉnh

 

Đây là một số yếu tố sẽ tác động đến những loại phản ứng sẽ gặp phải ở trẻ bị dị ứng thực phẩm. Bao gồm:

  • Mức độ nghiêm trọng của dị ứng (Nhẹ, trung bình hoặc nặng)
  • Lượng thức ăn trẻ hấp thụ
  • Hình thức nấu của thực phẩm – rắn, lỏng, nấu chín, sống
  • Thực phẩm có trộn với thực phẩm khác hay ăn riêng
  • Trẻ có triệu chứng hen suyễn

Nếu bạn không chắc về độ nghiêm trọng dị ứng ở trẻ, tốt nhất là bạn nên gọi chăm sóc y tế khẩn cấp vì triệu chứng sốc phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ

3: Khi nào bạn nên cho bé ăn thử những thực phẩm dễ gây dị ứng?

Nghiên cứu khuyến cáo rằng phụ huynh nên cho bé ăn các loại thực phẩm thường gây dị ứng trước một tuổi. Việc trì hoãn cho trẻ thử thực phẩm thường gây dị ứng cũng không thể ngăn ngừa được dị ứng, trong một số trường hợp còn làm tăng nguy cơ lớn ở trẻ.

Phụ huynh có thể cho trẻ ăn những thực phẩm ăn dặm có nguy cơ gây dị ứng cao khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi như bơ/bơ đậu phộng, trứng nấu chín và các sản phẩm từ lúa mì. Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng với thực phẩm hoặc có dấu hiệu phản ứng với những thực phẩm trên, KHÔNG ĐƯỢC tiếp tục cho trẻ ăn thực phẩm đó. Nếu bạn nghĩ trẻ có triệu chứng dị ứng, hãy xin lời khuyên từ bác sĩ. Bác sĩ sẽ cần làm một vài xét nghiệm liên quan để xác nhận dị ứng thực phẩm ở trẻ.

Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu để trẻ được phát triển tối ưu. Từ 6 tháng tuổi, trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng và tiếp tục cho con bú bằng sữa mẹ đến hai tuổi nếu có thể. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ ngăn ngừa khả năng dị ứng mà còn thiết yếu giúp trẻ sơ sinh xây dựng hệ thống miễn dịch cùng với nhiều lợi ích khác. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ không khả thi, phụ huynh có thể sử dụng sữa bột dành cho trẻ sơ sinh từ sữa bò. Trẻ sơ sinh nào có dị ứng phản vệ với sữa bò được khuyên không nên sử dụng bất kì sữa công thức từ sữa, ví dụ: Sữa bò, sữa dê, cừu và được khuyên tìm lời khuyên từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ.

Bấm vào liên kết từ trang web Phòng Chống Dị ứng Úc để xác định xem bé có nguy cơ bị dị ứng hay không và kéo xuống phần “công cụ rủi ro”

4: Làm thế nào để chế ngự dị ứng thực phẩm?

Dị ứng thực phẩm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng tử vong do dị ứng là rất hiếm và có thể phòng tránh bằng cách:

  • Cẩn thận tránh những chất gây dị ứng, như giảm nhiễm bẩn, đọc nhãn thực phẩm, bảo quản cẩn thận thực phẩm thường gây dị ứng
  • Áp dụng tức thời thuốc tiêm adrenalin (EpiPen). Thuốc tiêm adrenalin (EpiPen) được thiết kế để áp dụng một lần và là mũi cố định để giúp làm giảm tác dụng phụ của dị ứng nặng và bất kỳ ai cũng có thể dùng, kể cả những người không được đào tạo về y tế. Các khóa học sơ cứu cũng giáo dục để sử dụng EpiPen
  • Thông báo cho gia đình, bạn bè, nhà trẻ và trường học của trẻ nhà bạn
  • Thông báo cho nhân viên nhà hàng hoặc cửa hàng thực phẩm về dị ứng

Chẩn đoán và xét nghiệm y tế

Bác sĩ y khoa sẽ có thể xác định xem trẻ có bị dị ứng thực phẩm hay không. Khi con được chẩn đoán, bé sẽ được chuyển đến đội ngũ Chuyên gia Dị Ứng và Chuyên gia Dinh Dưỡng thực hành, đội ngũ có nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực này. Quản lý an toàn dị ứng thực phẩm là một lĩnh vực y học thay đổi liên tục. Bạn phải đưa ra lựa chọn. Một số trẻ có thể sẽ loại bỏ dị ứng, nhưng hiện tại không có cách nào chữa trị và can thiệp y tế là trọng tâm trong việc quản lý dị ứng ở trẻ.

Tránh những thực phẩm gây dị ứng

Hãy báo cho nhân viên phục vụ bữa ăn cho trẻ hoặc các thành viên trong gia đình bị dị ứng khi ăn ngoài. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh và khả năng gây nhiễm nguyên nhân khác có thể xảy ra do phản ứng phản vệ nếu trẻ tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng.

Đọc kỹ nhãn sản phẩm

Tất cả các thực phẩm hoặc thức uống đều bắt buộc phải khai báo và ghi rõ những chất gây dị ứng.

Xem qua nhãn thực phẩm mẫu dưới đây, tất cả các chất gây dị ứng thực phẩm sẽ được tô đậm dưới đây. Ngoài ra, những cảnh báo dị ứng sẽ được liệt kê trong danh sách thành phần. Bạn không nên sử dụng sản phẩm nếu trên nhãn có ghi rõ “dấu vết của chất gây dị ứng”.

Tại trường học và nhà trẻ

Bạn có thể chuẩn bị để giúp con cảm thấy tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng ở môi trường học tập. Mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ theo những đầu mục được cung cấp bởi Phòng Dị ứng và Sốc phản vệ. Mỗi trường học và nhà trẻ đều có kế hoạch quản lý dị ứng ở trẻ bị dị ứng với thực phẩm. Bạn nên trao đổi thêm với đội ngũ quản lý để đảm bảo trẻ được chăm sóc thích hợp trong trường hợp khẩn cấp về y tế.

5: Bệnh Celiac là gì?

Bệnh Celiac (CD) còn được gọi là tình trạng tự miễn dịch dẫn đến tổn thương niêm mạc ruột non để đáp ứng với việc tiêu thụ gluten trong chế độ ăn uống. Cơ thể sẽ phản ứng miễn dịch chống lại gluten gây hại vào cơ thể

Những thực phẩm nào chứa gluten?

Bệnh Celiac (CD) đòi hỏi loại trừ thực phẩm có chứa gluten khỏi chế độ ăn uống. Người bị CD cũng phải thận trọng với việc nhiễm độc vì có thể gây tổn thương trong ruột non. Hội chứng CD khiến chúng ta khó ăn khi đi ăn bên ngoài trừ khi chúng ta phải cực kỳ thận trọng trong lựa chọn thực phẩm. Không giống như dị ứng thực phẩm, CD không phát triển nhanh và đây là tình trạng suốt đời có thể được chẩn đoán bất cứ lúc nào. Gluten phải được liệt kê rõ trong phần cảnh báo dị ứng ở nhãn thực phẩm. Dưới đây là thông tin một số thực phẩm có chứa gluten.

 

Thực phẩm có chứa gluten
Bánh mì*, vụn bánh mì*, ngũ cốc ăn sáng*, cháo, yến mạchBột ngô lúa mì, nước tương*, men chiết xuất (vegemite)
Bánh*, bánh quy*, bánh ngọt*Nước sốt*, súp*
Mì ý*, mì làm từ lúa mì, pizza*Bia và nước uống mạch nha như milo
Cutcut, lúa mì semolina, burghul, freekeh, lúa mạchXúc xích*, hamburgers*, xúc xích cuộn
Thịt nhồi như gà và bột nhão, cá và khoai tây chiênĐường tinh*

*Có những phương án thay thế không chứa gluten

Để xem danh sách đầy đủ hơn, vui lòng xem lại Celiac Úc

Triệu chứng của CD

Mỗi cá nhân sẽ có những triệu chứng CD khác nhau và có một số người không gặp phải triệu chứng nào cả. Một số triệu chứng như là:

  • Những triệu chứng về tiêu hoá, ví dụ tiêu chảy và đau dạ dày
  • Cảm thấy mệt mỏi và yếu sức
  • Thiếu máu thiếu sắt và/hoặc thiếu hụt vitamin và các khoáng chất khác
  • Chậm phát triển hoặc dậy thì chậm ở trẻ
  • Sụt cân (một số khác có thể tăng cân)
  • Đau xương khớp
  • Gây nhiệt miệng/ sưng miệng hoặc lưỡi
  • Ảnh hưởng tiền đình và gây khó chịu
  • Nổi ban như viêm da herpetiformis
  • Da dễ bị bầm tím

Để biết thêm thông tin về bệnh Celiac, hãy truy cập vào Celiac Úc

6: Dị Ứng Đạm Sữa Bò (CMPA) là gì?

Dị ứng với đạm sữa bò là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng thực phẩm ở trẻ khi hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu. Triệu chứng này chỉ diễn ra từ 3-5 năm, nhưng vẫn nên tránh cho trẻ sử dụng thực phẩm có chứa sữa. Thực phẩm có chứa đạm sữa bò như là: Sữa bò, phô mai, kem sữa, sữa khô, rượu kefir, sữa không đường, sữa đặc, sữa chua. Phải luôn đọc kỹ nhãn sản phẩm để xác định sữa bò có phải là chất gây dị ứng không.

Triệu chứng của CMPA

  • Rối loạn tiêu hoá như nôn mửa, tiêu chảy, táo bón và đau bụng
  • Da gặp tình trạng như ngứa, phát ban, sưng đỏ
  • Các triệu chứng về hô hấp như sổ mũi, khò khè, ho và hắt hơi
  • Máu trong phân – thường thấy ở tã của trẻ

Bác sĩ thường sẽ tư vấn nếu họ nhận thấy các triệu chứng của trẻ có liên quan đến CMPA nhưng cách duy nhất để kiểm soát tình trạng này là tránh các thực phẩm có chứa sữa (bò, dê, sữa cừu). Nếu trẻ nhà bạn dùng sữa công thức, hãy tìm đến bác sĩ để có được tư vấn y tế về các sự lựa chọn thay thế phù hợp trên thị trường.

7: Không dung nạp thực phẩm là gì?

Không dung nạp thực phẩm (hoặc nhạy cảm) phổ biến hơn so với dị ứng thực phẩm, đặc biệt là ở người lớn. Không giống như dị ứng thực phẩm, không dung nạp thực phẩm không liên quan đến hệ miễn dịch và không gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, hay sốc phản vệ. Không dung nạp thực phẩm có thể được gây ra bởi các hoá chất tự nhiên trong thực phẩm hoặc bởi các hoá chất được sử dụng trong thực phẩm. Ví dụ, nhạy cảm với Gluten, không dung nạp lactose, chất bảo quản và salicylates. Để kiểm tra bệnh lý, cần phải làm một số chẩn đoán y tế, nhưng không dung nạp thực phẩm hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi. Không dung nạp thực phẩm có nhiều triệu chứng khác nhau như:

  • Phát ban hoặc da sưng đỏ
  • Nhức đầu và đau nửa đầu
  • Đau dạ dày và/ hoặc đi đại tiện
  • Các vấn đề về xoang và/ hoặc đường hô hấp

8: Tôi có thể tìm thêm thông tin ở đâu?

  • Trang web Dị ứng và Mẫn cảm của Úc cung cấp nguồn tài liệu tuyệt vời để hỗ trợ
  • Hiệp hội Miễn Dịch và Dị ứng Lâm sàng của Úc
  • Ngăn ngừa Dị ứng thực phẩm
  • Bệnh viện Nhi Đồng Hoàng Gia

Tóm tắt: 

Có sự khác biệt rất lớn giữa dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm.

  • Dị ứng thực phẩm là khi hệ thống miễn dịch tăng cường để đáp ứng lại với chất gây dị ứng cơ thể đã tiêu thụ (ví dụ: nước tương, cá, lúa mì, đậu phộng) có thể dẫn đến các triệu chứng rất nghiêm trọng và cần được can thiệp cấp cứu y tế nếu trẻ gặp tình trạng sốc phản vệ.
  • Tình trạng dị ứng thực phẩm có thể phát triển, để chăm sóc được gia đình và trẻ sơ sinh có dị ứng với thực phẩm, chúng ta cần phải tránh những loại thực phẩm gây dị ứng và trang bị đầy đủ kiến thức về dị ứng thực phẩm
  • Dị ứng đạm sữa bò là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng thực phẩm xảy ra ở trẻ em khi hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với đạm trong sữa và thường phát triển trong vòng 3-5 năm. Cần tránh uống đạm sữa bò để tránh khả năng bị ứng.
  • Không dung nạp thực phẩm thường không dẫn đến bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào ngoài sự khó chịu về tiêu hoá. Trẻ nhỏ không dung nạp thực phẩm không cần phải quá khắt khe trong việc lựa chọn thực phẩm và triệu chứng này sẽ mất đi theo thời gian

Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì mang lại khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống về mặt dinh dưỡng và cũng mang lại những lợi ích khác cho mẹ và bé. Có một chế độ ăn uống cân bằng khi cho con bú bằng sữa mẹ cũng rất quan trọng. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh chỉ nên được sử dụng sau khi bạn đã nhận được lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe. Quyết định không cho con bú bằng sữa mẹ sẽ rất khó để quay đầu lại và việc cho trẻ bú bình sẽ làm giảm nguồn cung cấp của sữa mẹ. Bạn cũng nên xem xét kỹ chi phí của việc sử dụng sữa công thức. Nếu bạn sử dụng sữa công thức, bạn phải làm theo tất cả các hướng dẫn về bảng hướng dẫn pha và hàm lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đây là lưu ý quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ.

Lưu ý sử dụng: Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không nên thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến và đưa ra đánh giá về thông tin. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng sức khoẻ của bé

Về tác giả

Marisa Nastasi là một chuyên gia dinh dưỡng thực hành của Bellamy’s Organic. Chuyên về dinh dưỡng cho trẻ em và gần đây cô đã hoàn thành các nghiên cứu sâu về chế độ ăn uống cho trẻ em. Cô đã làm việc trong ngành được 8 năm và đã phát triển kiến thức làm việc về chế độ ăn uống chất lượng tốt có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của trẻ em để chúng có thể phát huy hết khả năng của mình.

Lưu ý quan trọng cho Cha mẹ và Người giám hộ

  • Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị rằng hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời. Những nội dung giới thiệu không cần thiết để trẻ sử dụng sữa công thức hoặc thực phẩm và đồ uống khác sẽ có tác động tiêu cực đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ sơ sinh nên được cho ăn những loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi trong khi vẫn tiếp tục bú mẹ đến khi trẻ được ít nhất hai tuổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn quyết định sử dụng sữa công thức cho trẻ sơ sinh hoặc gặp khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ.
  • Nội dung trên trang web này nhằm mục đích cung cấp thông tin chung cho người dân Việt Nam và không được sử dụng thay thế cho chăm sóc y tế và tư vấn từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 5063/QĐ-BYT, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách và phù hợp từ tháng thứ 7 trở đi.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.

Thông tin này dành cho nhân viên y tế