Chào mừng bạn đến với Bellamy's Organic Việt Nam

Chào mừng bạn đến với Bellamy’s Organic.

Chúng tôi hiểu rằng, ba mẹ luôn cố gắng để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con của mình, đặc biệt là trong những năm đầu đời.

Bellamy’s Organic luôn làm việc tuân thủ theo các hướng dẫn cụ thể để tiếp thị sản phẩm một cách có trách nhiệm. Chúng tôi hiểu rằng, nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tốt nhất để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trẻ, mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng trong thời kỳ mang thai và cho con bú cũng rất quan trọng. Các chuyên gia y tế, chăm sóc sức khỏe luôn hỗ trợ và đưa ra lời khuyên để đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp.

Ba mẹ cũng cần phải xem xét những tác động về mặt xã hội, chi phí cũng như nhu cầu sử dụng sữa công thức. Bao gồm cả việc tuân thủ chính xác hướng dẫn sử dụng vì nếu sử dụng sai cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ – cũng giống như các loại thức ăn hoặc phương pháp cho ăn không phù hợp khác.

Bạn cần lưu ý rằng nếu bắt đầu cho bé bú bình một phần hoặc hoàn toàn, có thể làm giảm lượng sữa mẹ – và việc kích lại sữa như trước là không dễ dàng.

Tất cả thông tin về sản phẩm Bellamy’s Organic trên trang web này đều nhằm mục đích cung cấp thông tin, định hướng cho người tiêu dùng – không thể thay thế cho các chuyên gia y tế.

Nếu bạn đã hiểu và muốn tìm hiểu thêm về chúng tôi, vui lòng nhấp vào “Tôi đồng ý”.

Những điều mẹ cần biết về kết cấu của thực phẩm

Những điều mẹ cần biết về kết cấu của thực phẩm

Con cần tập quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau trước khi tham gia bữa ăn với gia đình. Khi tập cho con ăn dặm, việc cho con tập làm quen với những thực phẩm có kết cấu khác nhau rất quan trọng để học cách nhai, hỗ trợ phát triển giọng nói và khuyến khích bé làm quen với các loại kết cấu khác nhau. Con cần được tập luyện trước khi tham gia bữa ăn với gia đình.

Trì hoãn việc tập cho con quen với thực phẩm có nhiều kết cấu có thể khiến bé kén ăn về sau. Sau đây là kết cấu thực phẩm được khuyên dùng theo độ tuổi, nhưng hãy nhớ rằng mỗi bé đều khác nhau nên hãy chú ý đến nhu cầu thực sự của bé.

Trẻ sơ sinh – đến khoảng 6 tháng tuổi 

Bé chỉ hấp thụ chất lỏng

Trẻ từ 6 đến 7 tháng tuổi

Vì con chỉ bú sữa trong sáu tháng đầu đời, nên thực phẩm đầu tiên nên được xay nhuyễn và nghiền nhuyễn. Mỗi bé đều khác nhau, một số bé sẽ thích thực phẩm xay nhuyễn nhưng một số sẽ yêu thích thực phẩm ăn dặm hoặc dạng bột.

Một vài món xay và nghiền nhuyễn như:

  • Ngũ cốc có bổ sung sắt
  • Thịt gà hoặc cá nấu chín, xay nhuyễn (không có xương) 
  • Các loại đậu nấu chín và xay nhuyễn
  • Đậu phụ nghiền nhuyễn
  • Rau nấu chín – khoai tây, bí đỏ, cà rốt hoặc bông cải xanh
  • Bơ nghiền nhuyễn
  • Trái cây nấu chín nghiền – táo hoặc lê
  • Trái cây mềm nghiền nhuyễn – chuối, xoài hoặc bơ
  • Sữa chua béo, phô mai và sữa trứng

Mẹ có thể tập cho con ăn thực phẩm với những kết cấu và độ dày khác nhau dần dần sau khi con đã ăn uống tốt. 

Mẹ nên bắt đầu với thực phẩm xay nhuyễn và tăng kết cấu từ những thực phẩm nghiền nhuyễn sang thực phẩm mềm sau vài tuần. Thông qua phương pháp này, con sẽ tiếp xúc với nhiều loại kết cấu hơn và khuyến khích hành động nhai. Mẹ cũng có thể kết hợp thực phẩm có kết cấu khác nhau trong một bữa ăn. Nhưng không nên kết hợp trong cùng một muỗng ăn vì con chưa sẵn sàng cho việc thay đổi kết cấu trong cùng một muỗng ăn. 

Khi thức ăn bị vón cục, bé thường sẽ khạc ra hoặc bịt miệng trong vài lần đầu. Điều này không có nghĩa là bé chưa sẵn sàng và bé chỉ cần tiếp tục luyện tập!

Khi bé đã làm quen với từng kết cấu, hãy chuyển sang thực phẩm băm nhỏ. Mẹ có thể xay thô hoặc băm nhỏ thức ăn. Và kết hợp những tảng thức ăn có kích thước khác nhau một cách rõ ràng nhất. Ngay cả bé sơ sinh chưa mọc răng vẫn có thể tập quen – quan trọng là bé phải thực hành nhiều lần!

Thực phẩm băm và cắt nhỏ như:

  • Thịt hoặc gà băm hoặc thái nhỏ
  • Rau nghiền hoặc cắt hạt lựu
  • Trái cây tươi mềm cắt nhỏ như dưa hấu và chuối
  • Sữa chua mềm mịn
  • Bánh mì ngâm với nước thịt hầm
  • Trứng bác hoặc trứng luộc mềm

Cho con ăn đa dạng món ăn để tập quen với kích thước và kết cấu khác nhau. 

Từ 8 đến 12 tháng tuổi

Đến tám tháng tuổi, hầu hết các bé đã có thể đã làm quen với thức ăn và ăn bằng tay. Đây là những món ăn có thể cầm bằng tay và nhai. Con thích được cầm bốc  thức ăn và tự ăn. Thức ăn sẽ tan thành những miếng nhỏ trong miệng khi nhai. 

Ví dụ một vài thức ăn mà bé có thể ăn bằng tay:

  • Bánh mì hoặc bánh mì nướng cắt thành miếng dài
  • Mì ý có hình dạng nấu chín
  • Phô mai mềm loại hình vuông
  • Đậu xanh nấu mềm
  • Thịt heo và thịt gà nấu chín kỹ
  • Cá ngừ ngâm nước
  • Trái cây mềm cắt nhỏ như chuối hoặc dâu tây
  • Rau nấu chín như bí ngô hoặc khoai tây, xắt sợi

Từ 12 tháng tuổi 

Đến 12 tháng tuổi, bé nên ăn những món ăn giống với các thành viên trong gia đình. Thực phẩm của gia đình có thể kết hợp nhiều loại kết cấu. Có thể mẹ vẫn cần băm nhỏ thức ăn thành miếng nhỏ hơn và nấu rau cho thật mềm. Hãy nhớ rằng, không cho trẻ dưới ba tuổi ăn những thực phẩm quá cứng như quả hạch nguyên hạt, cà rốt sống hay táo nguyên miếng 

Ví dụ về thực phẩm gia đình bao gồm:

  • Thịt hầm (thịt và nước sốt)
  • Thịt quay và rau củ
  • Mì ống hoặc món xào
  • Ngũ cốc với sữa
  • Rau hoặc phở
  • Sữa chua trái cây
  • Rau nấu chín hoặc salad
  • Bánh mì sandwich

Nếu con gặp khó khăn trong việc làm quen với các loại kết cấu, hãy nói chuyện với y tá hoặc bác sĩ gia đình. Bạn có thể nói chuyện thêm với chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ thêm.

Trẻ thích khám phá, nên hãy để con có thời gian để khám phá và phát triển theo tốc độ của riêng mình. Và hãy tận hưởng giây phút con tự học cách làm quen với thức ăn có kết cấu khác nhau. 

Đừng quá lo lắng nếu trẻ ăn ít trong thời gian đầu, con chỉ là cần thực hành cho quen thôi!

Nguồn tham khảo:

  1. National Health and Medical Research Council. (2013). Eat for Health – Infant Feeding Guidelines Information for Health Workers. Available from: https://www.nhmrc.gov.au/about-us/publications/infant-feeding-guidelines-information-health-workers

 

Khi nào bé bắt đầu mọc răng?

bellamysorganic - Long Does Teething Last

Khi nào bé bắt đầu mọc răng?

Giai đoạn mọc răng sẽ khiến cho cả bé và bố mẹ căng thẳng. Các triệu chứng thường bắt đầu trước khi răng bắt đầu mọc và có thể kéo dài vài ngày sau đó. Con sẽ bắt đầu có một số triệu chứng như sau và ba mẹ cần chú ý:

• Má ửng hồng, nóng

• Chảy nhiều nước dãi (điều này cũng có thể gây phát ban quanh vùng cằm)

• Mất cảm giác thèm ăn

• Nhai đồ chơi hoặc ngón tay thường xuyên hơn

• Nướu sưng đỏ

• Khóc thường xuyên hơn

• Chà xát nướu răng

Bé sẽ bắt đầu mọc răng khi nào?

Răng của bé thường được biết đến như “răng sữa” (vì chúng có màu giống màu sữa và trắng hơn răng vĩnh viễn sẽ thay thế chúng về sau), thường bắt đầu mọc vào khoảng 6 tháng tuổi. Nhưng một số bé có thể mọc răng sớm từ 3 tháng tuổi hoặc trễ hơn vào 10 tháng tuổi. Nên bố mẹ không cần quá lo lắng khi bé bắt đầu mọc răng sớm hoặc trễ so với các bé cùng lứa.

2 răng cửa phía dưới hay còn gọi là răng cửa trung tâm sẽ là những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện. Quá trình mọc răng thường kéo dài – mất khoảng 33 tháng để hoàn thành! Tuy nhiên răng không mọc liên tục xuyên suốt khoảng thời gian này. Cảm giác khó chịu thường xảy ra với những chiếc răng đầu tiên, khi bé tập làm quen với cảm giác mọc răng. Hàm răng sữa sẽ hoàn thiện vào giai đoạn trẻ 3 tuổi.

Chăm sóc răng cho bé

Mẹ nên tập thói quen lau nướu cho bé bằng gạc hoặc khăn ướt mềm khi tắm cho bé ngay cả trước khi bé bắt đầu mọc răng. Thói quen này sẽ giúp loại bỏ mọi vi khuẩn có thể gây hôi miệng hoặc sâu răng. Cách đơn giản nhất để lau nướu là mẹ dùng gạc hoặc quấn khăn ướt quanh ngón trỏ và xoa nhẹ lên nướu của bé. Tập cho bé quen với việc làm sạch miệng như một phần của thói quen sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp con chuyển sang tập đánh răng dễ dàng hơn.

Khi răng bắt đầu nhú lên, mẹ có thể dùng bàn chải đánh răng dành cho em bé. Mẹ bắt đầu chải nhẹ nhàng từ trong ra ngoài từng chiếc răng của con hai lần một ngày và không dùng kem đánh răng đến khi trẻ được 18 tháng tuổi. Khi trẻ đủ lớn để sử dụng kem đánh răng thì chỉ cần một hạt đậu là vừa đủ. Mẹ hãy đảm bảo kem đánh răng dành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ (không phải cho trẻ vị thành niên hoặc người lớn) vì chúng chứa hàm lượng florua phù hợp với lứa tuổi. Hãy thay bàn chải mới ngay khi lông bàn chải bắt đầu mòn hoặc bong ra.

Các biện pháp mọc răng tự nhiên

Khi răng mới bắt đầu nhú qua nướu sẽ khiến cho bé bị đau. Bé có thể nhai mọi thứ xung quanh thường xuyên hơn, để giúp răng mọc ra và cũng để giảm bớt cảm giác khó chịu. Bánh ngậm dinh dưỡng cho bé mọc răng Bellamy’s Organic có thể giúp tạo cảm giác dễ chịu cho răng của bé. Được thiết kế để bé có thể cắn mạnh mà không bị bể mặt vỡ vụn, bánh ngậm được làm từ sữa và lúa mì đạt chứng nhận hữu cơ và không chứa đường.

Mẹ có thể thử vài cách kích thích răng mọc tự nhiên như sau nếu không có sẵn bánh ngậm:

· Mẹ lấy ngón tay sạch chà nhẹ lên nướu bé để làm giảm đau

· Dùng một ít dưa chuột hoặc cà rốt ướp lạnh (kích cỡ phù hợp để tránh bị nghẹn), trái cây xay nhuyễn và sữa chua cũng có thể giúp giảm đau

· Cho bé nhai khăn hoặc vòng mọc răng đã để lạnh, hơi lạnh và áp suất tạo cảm giác dễ chịu, và giám sát để tránh bé hóc nghẹn.

 

 

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đang tập đi

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đang tập đi

Trẻ phát triển chậm hơn trong năm thứ hai, nghĩa là trẻ trong giai đoạn tập đi ăn ít hơn so với trong năm đầu đời. Trẻ trong giai đoạn này có dạ dày nhỏ và khoảng thời gian chú ý ngắn và bắt đầu khẳng định tính độc lập. Do đó trong giai đoạn này, trẻ thường ăn hàm lượng nhỏ, kén ăn và từ chối ăn là những dấu hiệu thường thấy.

Mặc dù vậy, chế độ săn uống lành mạnh và cân bằng cùng với dinh dưỡng phù hợp vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, đồng thời đặt nền móng cho thói quen ăn uống về sau. Trẻ trong giai đoạn tập đi nên được cung cấp nhiều loại thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm có trong Cẩm nang Hướng dẫn Ăn Uống Lành mạnh của Úc.

Ăn những thực phẩm mới là kỹ năng mà trẻ sẽ học dần dần, tương tự như quá trình tập đi. Ba mẹ có thể sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn này, nhưng điều này sẽ cho con chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Hãy nhớ rằng một ngày nào đó, con sẽ có thể ăn và tận hưởng nhiều loại thức ăn khác nhau.

Nếu ba mẹ đang lo lắng chế độ ăn uống của trẻ đang thiếu hụt dinh dưỡng thì Sữa Công Thức Hữu Cơ Bước 3 có thể đóng vai trò hỗ trợ, song song với chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng. Sữa Công Thức Bước 3 cho trẻ trong giai đoạn tập đi kết hợp những lợi ích về sức khỏe của sữa, khi trẻ thiếu hụt năng lượng và dinh dưỡng. Sữa Công Thức Bước 3 có thể được dùng cho bữa ăn sáng, dung để nướng hoặc nấu cùng thức ăn khác, để bổ sung thêm dinh dưỡng và hương vị vào thức ăn.

Sữa Công Thức Hữu Cơ Bước 3 cho trẻ trong giai đoạn tập đi của Bellamy’s Oragnic là thức uống từ sữa được bổ sung thêm 16 loại vitamin và khoáng chất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Không giống như những loại sữa hàng đầu trên thị trường, Sữa công thức hữu cơ Bước 3 của Bellamy’s Organic không chứa thêm đường ăn (sucrose), dextrose, maltodextrin, và không thêm màu nhân tạo, chất bảo quản hay bất kì hương liệu tự nhiên nào. Điểm cộng của sản phẩm này chính là được sản xuất tại Úc!

Ăn những món ăn mới là kỹ năng mà trẻ học dần dần. Trong lúc đó, ba mẹ có thể yên tâm khi biết rằng con đang nhận được nguồn dinh dưỡng chất lượng từ sữa dành cho trẻ đang trong giai đoạn tập đi từ những chuyên gia nghiên cứu chuyên nghiệp như Sữa công thức hữu cơ Bước 3 của Bellamy’s Organic, kết hợp cùng chế độ ăn uống lạnh mành. Chỉ cần ba mẹ cung cấp cho con những thực phẩm bổ dưỡng thì không cần quá lo lắng khi con không ăn nhiều. Trẻ trong giai đoạn tập đi rất giỏi trong việc tự nhận biết chúng cần ăn bao nhiêu, bụng của các con sẽ nói lên sự thật và chúng sẽ phát triển mạnh trong giai đoạn này đấy!

 

 

Đăng ký nhận tin

Các chương trình khuyến mại

icon messenger map icon chat-active-icon
0898287888