Important notice to customers — product packaging changesLearn More

NEW FOOD PACKAGING IN STORE NOW

From August 2018, customers will notice our rebranded food packaging start to appear on shelf in all major stockists.

  • CURRENT Packaging
  • new Packaging

We are excited to announce our new packaging will start to appear on shelf from August 2018. This transition to new packaging will occur over a number of months. During this time there will be a mix of current and new packaging on shelf.

There are no major changes to these products, in some instances there is a small name change or slight recipe improvement, see below for the full details.

Products purchased via the website will be delivered to customers in our old packaging until the end of October. From November, products ordered from the website will be delivered in the new packaging.

Please note, our Infant Formula packaging will not be rebranded until later in 2019.

For any questions, connect with our team of accredited practising Dietitians on +61 3 6332 9200

Product name changes

  • Cereal Name Changes
  • CURRENT Packaging Organic Baby Rice
  • NEW Packaging Organic Rice with Prebiotic (GOS) Note: Our Baby Rice recipe has been upgraded to now include GOS Prebiotic
  • CURRENT Packaging Organic Vanilla Rice Custard
  • NEW Packaging Organic Milk & Vanilla Baby Rice
  • CURRENT Packaging Organic Apple & Cinnamon Porridge
  • NEW Packaging Organic Apple & Cinnamon Baby Porridge
  • Ready To Serve Name Changes
  • CURRENT Packaging Organic Banana, Pear & Mango
  • New Packaging Organic Banana, Pear, Apple & Mango
  • CURRENT Packaging Organic Mango, Blueberry & Apple
  • New Packaging Organic Blueberry, Mango & Apple
  • CURRENT Packaging Organic Peach & Apple
  • New Packaging Organic Grape, Apple & Peach
  • CURRENT Packaging Organic Pumpkin & Tomato Risotto
  • New Packaging Organic Pumpkin, Sweet Potato & Tomato
  • CURRENT Packaging Organic Broccoli, Beef & Brown Rice
  • New Packaging Organic Beef & Vegetables
  • Note: We have also upgraded some of our RTS recipes to remove added sugars and to remove some of the more complex ingredients that are not required for young children such as Tamari.
  • RUSKS NAME CHANGES
  • CURRENT Packaging Organic Milk Rusks Toothiepegs
  • New Packaging Organic Milk Rusks
Home/Nutrition & Recipes/Bài viết/Thông tin bổ ích/Tôi có nên mua sản phẩm không chứa BPA?

Tôi có nên mua sản phẩm không chứa BPA?

Phần lớn những thực phẩm mua tại cửa hàng tại Úc đều có tiếp xúc với nhựa. Nhựa đóng vai trò trong hầu hết mọi công đoạn sản xuất và chuẩn bị thực phẩm, từ giai đoạn thực phẩm được chế biến bằng thiết bị bằng nhựa, đóng gói và được vận chuyển trong hộp nhựa. Mọi thứ đều ổn trong một thời gian dài, nhưng gần đây xuất hiện những tranh cãi về sự an toàn của nhựa trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Có một sự chuyển giao không thể tránh khỏi giữa nhựa và thực phẩm, điều mà đã được biết từ khi nhựa lần đầu tiên xuất hiện. Những mảnh nhựa cực nhỏ xâm nhập vào trong thức ăn của chúng ta từ hộp đựng thức ăn, đó là quá trình được gọi là “ngấm” hoặc “chuyển giao”. Ngành công nghiệp hoá chất thừa nhận không ai có thể tránh khỏi quá trình này, lưu ý rằng tất cả các vật liệu dùng để đóng gói thực phẩm đều chứa các chất có thể chuyển giao vào thực phẩm mà chúng tiếp xúc

Thực phẩm được làm nóng trong vật liệu nhựa có nguy cơ chuyển giao cao nhất, cũng giống như thực phẩm béo, mặn và chứa nhiều axit khi tiếp xúc với lon bằng thiết hoá chất.

Mặc dù chỉ ít nghiên cứu được công bố về tác động đến sức khỏe từ hoá chất trong nhựa vào thực phẩm chúng ta đang tiêu thụ, thì có hai hoá chất được tình nghi nhiều nhất và đang được điều tra tích cực: bisphenol A và một nhóm hoá chất gọi là phthalates. Trong số hai hoá chất đó, bạn có thể nghe rất nhiều về bisphenol A, hoặc tên phổ biến hơn của nó, BPA

Vậy, BPA là gì?

BPA là một hoá chất công nghiệp đã được sử dụng để sản xuất một số loại nhựa và keo từ những năm 1960. BPA được tìm thấy trong nhựa polycarbonate và nhựa epoxy thường được sử dụng để làm hộp đựng thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là bình sữa cho bé và bình nước.

Điều đáng quan ngại khi tiếp xúc với BPA vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của não, hành vi và tuyến tiền liệt của thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nghiên cứu cho thấy rằng một liều lượng cao BPA sẽ làm gián đoạn sự phát triển và chức năng sinh sản ở động vật thí nghiệm. Dù liều lượng của BPA ở người vẫn còn thấp và được coi là an toàn, nhưng bạn phải đặt ra câu hỏi là, có đáng để mạo hiểm mua sản phẩm có chứa BPA không? Chắc chắn rồi, hầu hết các sản phẩm có chứa BPA đều tiện lợi, nhưng cái giá phải trả là gì đây?

BPA, tương tự như hóc-môn estrogen, có liên quan đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm:

  • Tổn thương cấu trúc của não
  • Thay đổi hành vi đặc thù giới tính
  • Tăng động
  • Tăng sự hung hăng
  • Học tập kém
  • Hành vi tình dục bất thường
  • Dậy thì sớm
  • Chu kỳ sinh sản bị gián đoạn
  • Rối loạn chức năng buồng trứng
  • Vô sinh
  • Tăng nguy cơ béo phì
  • Thay đổi chức năng miễn dịch
  • Kích thích tế bào ung thư tuyến tiền liệt
  • Giảm khả năng sản xuất tinh trung

Với mức độ phơi nhiễm hiện tại, BPA không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, bất kể tuổi tác. Nhưng, khi chúng ta tăng lượng tiếp xúc với nhựa, mức độ đó có bắt đầu gây rủi ro không?

Chắc là không. Tin tốt ở đây là một số cơ quan ở Úc đã can thiệp vào việc cho phép hàm lượng hóa chất sử dụng trong nhựa. Bao gồm:

  • Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Úc New Zealand (FSANZ) đối với thực phẩm được bán trong hộp nhựa
  • Đánh Giá và Thông Báo Hóa Chất Công Nghiệp Quốc Gia (NICNAS) về độ an toàn của hóa chất công nghiệp được sử dụng
  • Uỷ ban Người tiêu dùng và Cạnh Tranh Úc (ACCC) về sự an toàn của các sản phẩm nhựa.

Vấn đề này lại xuất hiện lần nữa trong thông báo năm 2010 của Chính Phủ Úc, nói về việc tự nguyện loại bỏ chai nhựa cho em bé polycarbonate có chứa BPA từ các nhà bán lẻ (Thông báo được đưa ra để đáp ứng sự yêu thích và nhu cầu của người tiêu dùng thay vì lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm). Do đó, thị trường ngày càng có thêm nhiều lựa chọn cho sản phẩm không chứa BPA.

Vậy bạn có nên mua sản phẩm không chứa BPA?

Khi nói đến việc lựa chọn các sản phẩm nhựa, đương nhiên đó là quyền của bạn để chọn những gì mình muốn. Trong khi một số người chỉ nhắm đến các sản phẩm không có chứa BPA, một số khác đã quan ngại về những hoá chất thay thế, bisphenol S (BPS). Vào năm 2013, các nhà nghiên cứu tại Chi nhánh Y khoa của Đại học Texas đã phát hiện ra rằng BPS cũng có thể phá vỡ chức năng của tế bào, có nghĩa chúng cũng không phải là sự lựa chọn lành mạnh hơn. Mối quan tâm là các nhà sản xuất sử dụng BPS chỉ đơn giản là dán nhãn không có BPA trên các sản phẩm của họ bằng cách trao đổi một hóa chất gây rối loạn nội tiết cho một hóa chất khác. Có lẽ, việc cần làm ở đây là hạn chế sử dụng nhựa thay vì tìm kiếm các hoá chất thay thế khác? Hoá chất vẫn là hoá chất, và bất kì tạp chất nào cũng có thể mang đến những rủi ro tiềm ẩn đến sức khoẻ. Việc Châu Âu, Canada và Trung Quốc đã cấm sử dụng BPA trong bình sữa đã nói cho chúng ta rằng có gì đó không ổn với hóa chất này. Phơi nhiễm BPA là không thể tránh khỏi (Chúng có trong chai nước, hoá đơn cửa hàng, lon súp, thực phẩm đóng gói bằng nhựa và nhiều sản phẩm khác mà bạn gặp hằng ngày), nhưng vẫn nên hạn chế tiếp xúc nhất có thể. Bằng cách mua những sản phẩm không chứa BPA hoặc bằng cách:

  • Uống nước vòi thay vì sử dụng chai nhựa
  • Không sử dụng dụng cụ ăn uống bằng nhựa
  • Tránh sử dụng thực phẩm đóng lon, đặc biệt là những sản phẩm chứa nhiều axit, muối và chất béo
  • Chứa thực phẩm trong hộp thuỷ tinh thay vì hộp nhựa
  • Không mua đồ chơi bằng nhựa trừ khi chúng được dán nhãn không chứa BPA
  • Không tiếp xúc quá nhiều với hoá đơn thanh toán
  • Cho trẻ bú sữa mẹ thay vì bú bình, nếu có thể
  • Uống nước bằng ly thuỷ tinh thay vì ly nhựa

Tất cả các bao bì sản phẩm hữu cơ của Bellamy’s đều không chứa BPA, và có thể, tất cả các nhà sản xuất Úc đang sử dụng BPA, PVC và polycarbonate trong các sản phẩm trẻ em và bao bì thực phẩm sẽ được loại bỏ 100%. Ngoài ra, bạn nên mua sắm cẩn thận những thực phẩm nhựa và hạn chế sử dụng nhựa sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị rò rỉ hóa chất. Bằng chứng cho thấy các hoá chất trong cơ thể có hại tuy chưa thể kết luận, nhưng cẩn thận thì vẫn nên.

Lưu ý rằng những thông tin được cung cấp bởi Bellamy’s Organic chỉ mang tính chất lời khuyên chung. Bất kỳ câu hỏi liên quan đến sức khỏe của trẻ, vui lòng tư vấn với bác sĩ đa khoa và bác sĩ nhi khoa.

Về tác giả

Lưu ý quan trọng cho Cha mẹ và Người giám hộ

  • Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị rằng hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời. Những nội dung giới thiệu không cần thiết để trẻ sử dụng sữa công thức hoặc thực phẩm và đồ uống khác sẽ có tác động tiêu cực đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ sơ sinh nên được cho ăn những loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi trong khi vẫn tiếp tục bú mẹ đến khi trẻ được ít nhất hai tuổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn quyết định sử dụng sữa công thức cho trẻ sơ sinh hoặc gặp khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ.
  • Nội dung trên trang web này nhằm mục đích cung cấp thông tin chung cho người dân Việt Nam và không được sử dụng thay thế cho chăm sóc y tế và tư vấn từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 5063/QĐ-BYT, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách và phù hợp từ tháng thứ 7 trở đi.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.

Thông tin này dành cho nhân viên y tế