Những điều cần biết về việc phân loại độ tuổi trên bao bì thực phẩm cho trẻ em
Những điều cần biết về việc phân loại độ tuổi trên bao bì thực phẩm cho trẻ em
Định hướng về dinh dưỡng luôn gây bối rối cho ba mẹ ngay cả khi mọi thông tin đều có sẵn thuận lợi để sàng lọc, nhất là với những ai lần đầu làm ba mẹ, cộng thêm thiếu minh mẫn do mất ngủ khiến ba mẹ không thể phân định chính xác thông tin từ nhiều góc độ khác nhau và khiến mọi thứ trở nên quá sức. Trong năm đầu tiên, em bé phát triển nhanh và có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc đáp ứng những nhu cầu về dinh dưỡng trong từng giai đoạn. Việc phân loại thực phẩm cho trẻ theo từng độ tuổi thể hiện trên nhãn hay bao bì sản phẩm là chỉ số hướng dẫn hữu ích để đảm bảo bạn lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ cho sự phát triển tối ưu của con trong từng giai đoạn.
4+ và 6+ tháng
Các quy định tại Việt Nam khuyến nghị nên cho bé ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. (1) Một số bé có thể ăn dặm sớm hơn (khoảng 4 tháng) so với khuyến nghị, khi bố mẹ thấy bé có dấu hiệu sẵn sàng – tự ngồi thẳng mà không cần ba mẹ hỗ trợ, hứng thú với thức ăn, và phản ứng lè lưỡi hay có phản ứng đẩy lưỡi.(1)
Đến 6 tháng tuổi, hàm lượng sắt dự trữ trong cơ thể bé bắt đầu giảm dần. Sắt là chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của bé vì vậy ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu chất sắt như: ngũ cốc giàu sắt, thịt xay nhuyễn hoặc cá. (1,2) Bột dinh dưỡng ăn dặm hữu cơ Gạo và Prebiotic (GOS) của Bellamy’s Organic là một lựa chọn giàu sắt dành cho bé từ 6 tháng tuổi. GOS, chất xơ prebiotic hỗ trợ hệ thống đường ruột, và cải thiện sức khỏe về lâu dài. (3)
Đây cũng là thời điểm tuyệt vời để giới thiệu cho bé nhiều hương vị khác nhau. Dòng sản phẩm hỗn hợp trái cây và rau củ xay nhuyễn của Bellamy’s là một lựa chọn tiện lợi và giúp bé cảm nhận nhiều khẩu vị mới từ 4 tháng tuổi.
Bánh ngậm dinh dưỡng cho bé mọc răng cũng giúp ích trong giai đoạn này, giúp giảm đau nướu cho bé trong thời kì mọc răng. Bánh ngậm dinh dưỡng cho bé mọc răng Bellamy’s Organic là một sự lựa chọn an toàn, không chất bảo quản và không thêm đường. Chúng tôi khuyến khích bạn trữ bánh ngậm trong ngăn đá để giúp bé làm dịu đau nướu khi mọc răng.
7 – 8 tháng
Khi trẻ được 7 tháng tuổi, hãy khuyến khích con khám phá thực phẩm với kết cấu khác nhau. Khuyến khích bé thực hành các kỹ năng nhai là một bước phát triển quan trọng để giảm tình trạng quấy khóc. (4). Đừng nản chí nếu con nhăn mặt hoặc nhổ thức ăn mới ra. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cần đến 8-10 lần tiếp xúc để trẻ có thể quen và chấp nhận được những thực phẩm mới. (5) Nui dinh dưỡng hữu cơ hình sao từ gạo lứt Bellamy’s Organic (từ 7 tháng tuổi), Nui hữu cơ hình ống từ lúa mì (từ 8 tháng tuổi), và Nui dinh dưỡng hình chữ cái từ lúa mì semolina và rau củ (từ 8 tháng tuổi) là một lựa chọn tuyệt vời để giới thiệu cho trẻ kết cấu mới, mà vẫn đáp ứng những nhu cầu về dinh dưỡng với khoáng sắt và rau củ bổ dưỡng, nui có thể dùng chung với sốt hoặc súp.
Từ 12 tháng tuổi
Đến giai đoạn 12 tháng tuổi, bé đã có thể ngồi ăn chung với cả gia đình và thưởng thức được nhiều thực phẩm bổ dưỡng. (1) Các bữa ăn có thể thêm các loại thảo mộc và gia vị, nhưng tránh thêm muối hoặc đường, vì muối và đường đã được chứng minh gây bất lợi đến sức khỏe, và ảnh hưởng đến khẩu vị thức ăn mặn hoặc ngọt của bé sau này. (1) Nui hữu cơ hình ống từ lúa mì semolina và rau củ nhiều màu, không thêm đường hoặc muối, là một sự lựa chọn tuyệt vời để cung cấp chất xơ và protein cho trẻ, có thể dùng chung với sốt hoặc súp. Từ 12 tháng tuổi, trẻ cần nhiều bữa ăn nhỏ hơn, vì vậy sẽ tiện lợi khi cho trẻ ăn đa dạng những món ăn nhẹ và bổ dưỡng. Dòng snacks trái cây sấy của Bellamy’s (từ 12 tháng tuổi), bao gồm Snacks Lê và Táo, được làm 100% từ trái cây hữu cơ, và không chứa đường, chất phụ gia hoặc chất bảo quản, là món ăn nhẹ hoàn hảo cho bé.
References
1.National Health and Medical Research Council of Australia. Infant Feeding Guidelines Information for Health Workers. Canberra: NHMRC; 2012.
2. Netting MJ, Campbell DE, Koplin JJ, Beck KM, McWilliam V, Dharmage SC, et al. An Australian Consensus on Infant Feeding Guidelines to Prevent Food Allergy: Outcomes From the Australian Infant Feeding Summit. J Allergy Clin Immunol Pract. 2017; 5(6): 1617 – 24. doi: 10.1016/j.jaip.2017.03.013
3. Medina DA, Pinto F, Ortuzar V, Garrido D. Simulation and modeling of dietary changes in the infant gut microbiome. FEMS microbiology ecology [Internet]. 2018 Sep 1 [cited 2020 May 15];94(9). doi: 10.1093/femsec/fiy140
4. Nutrition Australia. Infant Nutrition. Southbank; 2008.
5. Spill MK, Johns K, Callahan EH, Myra JS, Yat PW, Benjamin-Neelon SE, et al. Repeated exposure to food and food acceptability in infants and toddlers: a systematic review. AM J CLIN NUTR; 109: 978-989. doi:10.1093/ajcn/nqy308