Important notice to customers — product packaging changesLearn More

NEW FOOD PACKAGING IN STORE NOW

From August 2018, customers will notice our rebranded food packaging start to appear on shelf in all major stockists.

  • CURRENT Packaging
  • new Packaging

We are excited to announce our new packaging will start to appear on shelf from August 2018. This transition to new packaging will occur over a number of months. During this time there will be a mix of current and new packaging on shelf.

There are no major changes to these products, in some instances there is a small name change or slight recipe improvement, see below for the full details.

Products purchased via the website will be delivered to customers in our old packaging until the end of October. From November, products ordered from the website will be delivered in the new packaging.

Please note, our Infant Formula packaging will not be rebranded until later in 2019.

For any questions, connect with our team of accredited practising Dietitians on +61 3 6332 9200

Product name changes

  • Cereal Name Changes
  • CURRENT Packaging Organic Baby Rice
  • NEW Packaging Organic Rice with Prebiotic (GOS) Note: Our Baby Rice recipe has been upgraded to now include GOS Prebiotic
  • CURRENT Packaging Organic Vanilla Rice Custard
  • NEW Packaging Organic Milk & Vanilla Baby Rice
  • CURRENT Packaging Organic Apple & Cinnamon Porridge
  • NEW Packaging Organic Apple & Cinnamon Baby Porridge
  • Ready To Serve Name Changes
  • CURRENT Packaging Organic Banana, Pear & Mango
  • New Packaging Organic Banana, Pear, Apple & Mango
  • CURRENT Packaging Organic Mango, Blueberry & Apple
  • New Packaging Organic Blueberry, Mango & Apple
  • CURRENT Packaging Organic Peach & Apple
  • New Packaging Organic Grape, Apple & Peach
  • CURRENT Packaging Organic Pumpkin & Tomato Risotto
  • New Packaging Organic Pumpkin, Sweet Potato & Tomato
  • CURRENT Packaging Organic Broccoli, Beef & Brown Rice
  • New Packaging Organic Beef & Vegetables
  • Note: We have also upgraded some of our RTS recipes to remove added sugars and to remove some of the more complex ingredients that are not required for young children such as Tamari.
  • RUSKS NAME CHANGES
  • CURRENT Packaging Organic Milk Rusks Toothiepegs
  • New Packaging Organic Milk Rusks
Home/Nutrition & Recipes/Bài viết/Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ/Các dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm

Các dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm

Các dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm

1. Các chuyên gia nói gì về bắt đầu ăn dặm?

Có rất nhiều bối rối về thời điểm khi nào bé nên bắt đầu ăn dặm. Theo các nghiên cứu gần đây, phần lớn số lượng các bé bắt đầu ăn dặm từ 5-6 tháng và một số ít hơn bắt đầu từ 4 tháng tuổi. Như vậy có hợp lý không?

Theo Nghiên cứu của Hội đồng Sức khoẻ và Y Khoa Úc khuyến nghị ba mẹ nên bắt đầu ăn dặm cho bé từ khoảng 6 tháng tuổi. Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và phát triển ngày càng tăng của bé trong giai đoạn sơ sinh. Hơn thế có một vài nghiên cứu khuyến khích cho bé tập ăn một vài thực phẩm dễ gây dị ứng từ sớm khoảng 6-12 tháng tuổi để giảm nguy cơ dị ứng lâu dài.

Một vài nguyên do không khuyến khích ba mẹ cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi:

  • Bé đang trong giai đoạn phát triển chưa hoàn thiện khả năng nhai nuốt và có thể dẫn đến nguy cơ hóc nghẹn
  • Đường ruột của bé cần đến 12 tháng để phát triển hoàn thiện và nếu cho bé ăn dặm sớm (ngoài thực phẩm được khuyến nghị) có thể gây ảnh hưởng chức năng tiêu hoá thực phẩm sau này

2. Các dấu hiện cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm?

Hầu hết các bé sẽ sẵn sàng chuyển sang thực phẩm đặc từ 6 tháng tuổi. Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất trong năm đầu đời, nên khi bắt đầu giới thiệu thực phẩm đặc cho bé, cũng một dạng cung cấp bổ sung dinh dưỡng, giai đoạn này sẽ cực kỳ thú vị cho bé khám phá. Khám phá về kết cấu, hương vị, mùi vị và tập ăn. Để xác định xem bé đã sẵn sàng ăn dặm chưa bằng các biểu hiện:

  • Ngồi vững, bé tự kiểm soát được cơ đầu và cổ mà không cần hỗ trợ
  • Biểu hiện sự thích thú với đồ ăn trong giờ ăn, bé mở miệng đòi ăn
  • Không nhè hoặc từ chối đồ ăn.

3. Các thực phẩm đặc cho bé tập ăn dặm

Bạn có thể giới thiệu thực phẩm sau cho bé theo thứ tự và tỷ lệ bất kì miễn là thấy phù hợp với bé. Một vài thực phẩm gợi ý:

  • Thực phẩm giàu sắt như bột dinh dưỡng ăn dặm, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá hoặc đậu phụ nấu chín và các loại đậu
  • Rau củ, hoa quả hoặc các sản phẩm làm từ sữa như yoghurt nguyên béo, phô mai và kem sữa
  • Còn những dinh dưỡng nào bạn có thể cân nhắc tới?

Còn một số chất dinh dưỡng rất quan trọng cho năm đầu đời của bé, bạn cần phải lưu ý bổ sung các chất sau:

  • Sắt hỗ trợ phát triển trí não, hệ miễn dịch và hỗ trợ nhu cầu năng lượng gia tăng của bé. Nhu cầu bổ sung sắt sẽ tăng mạnh từ 6 tháng tuổi khi sữa mẹ không còn đủ để hỗ trợ cho nhu cầu gia tăng của bé. Vì vậy, khuyến khích mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm với đủ lượng thực phẩm giàu sắt được liệt kê ở trên
  • Kẽm hỗ trợ tăng trưởng nhanh và hệ miễn dịch – có trong thịt
  • Canxi và Vitamin D cho xương và răng phát triển khoẻ mạnh – có trong sữa
  • Các Vitamin B hỗ trợ chuyển hoá năng lượng
  • Omega3 DHA và Choline hỗ trợ sự phát triển não và mắt khỏe mạnh – có trong cá và trứng
  • Prebiotics – hỗ trợ chức năng hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch hoạt động khoẻ mạnh, có trong nhiều loại thực phẩm như chuối và khoai lang.

Nên cho bé ăn dặm thực phẩm có kết cấu gì?

Nên cho bé thực phẩm có kết cấu phù hợp và đồng nhất trong từng các giai đoạn phát triển và thay đổi kết cấu như thế nào cho đúng theo từng giai đoạn phát triển cũng rất quan trọng:

  • 6-7 tháng tuổi, bé nên ăn các loại xay nhuyễn, thức ăn nghiền kết hợp với uống sữa theo lượng thường ngày
  • 8 tháng tuổi bé có thể ăn thực phẩm nghiền, cắt nhỏ hoặc thực phẩm cắt thành khúc để bé có thể cầm tay kết hợp với uống sữa theo lượng thường ngày, như thịt gà xé, rau củ nấu chín, trái cây và đậu nghiền, trái cây mềm như dưa hấu và mì nấu chín kỹ
  • 12 tháng tuổi, bé có thể lựa chọn tuỳ thích các món dinh dưỡng có trong bữa ăn chung với gia đình và nên cho bé thử càng nhiều loại thực phẩm càng tốt. Điều quan trọng phòng tránh cho bé các thực phẩm nhỏ, cứng có nguy cơ hóc nghẹn như nho và các loạt hạt.

Thực phẩm nào nên tránh?

  • Nước ép, sữa tươi hoặc nước ngọt: chỉ nên cho bé uống sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức) và nước (sau 6 tháng tuổi)
  • Thực phẩm thêm đường hoặc muối
  • Thực phẩm từ sữa ít béo
  • Bánh, sôcôla và kẹo tinh chế
  • Mật ong, trứng sống và thịt nguội (nguy cơ vi khuẩn cao)

Làm thế nào khi bé oẹ (trớ)?

  • Luôn giám sát khi bé ăn
  • Oẹ (trớ) là biểu hiện bình thường khi bé bắt đầu học ăn thực phẩm đặc, dù bé được đút hay ăn dặm baby-led. Oẹ (trớ) giúp đẩy thức ăn lên miệng trở lại để bé nhai kỹ hơn trước khi nuốt. Điều quan trọng là bạn phải cực kỳ bình tĩnh vì đây không phải là dấu hiệu bé bị hóc nghẹn.
  • Đảm bảo rằng bạn cho bé ăn thực phẩm có kết cấu phù hợp để giảm nguy cơ hóc nghẹn
  • Một vài cách chế biến thực phẩm an toàn cho bé đang ăn dạng xay nhuyễn sang dạng đặc hơn bao gồm:
    • Bào nhuyễn, nấu hoặc nghiền các loại rau củ cứng như cà rốt
    • Cắt đôi các loại trái cây và rau quả tròn nhỏ như cà chua cherry, nho
    • Cho bé ăn sốt đậu thay vì đậu nguyên hạt
  • Nếu bạn nghĩ bé đang mắc nghẹn, gọi ngay cơ sở y tế và mang bé đến phòng khám gần nhất

Làm thế nào nhận biết bé dị ứng với thực phẩm?

5-10% trẻ em ở Úc dị ứng với thực phẩm.

Các loại thực phẩm gây dị ứng thường gặp phải như trứng, sữa bò tươi, đậu, hạt, vừng, đậu nành, lúa mì, cá và các loại hải sản. Các thực phẩm này được khuyến khích cho bé ăn khi bé được 12 tháng tuổi trở lên. Bắt đẩu bằng một lượng nhỏ vào môi trong và quan sát phản ứng của bé.

Quan sát tất cả biểu hiển bất thường kể cả da nổi ban, sưng mắt và miệng. Nếu bạn nghi ngờ phản ứng do dị ứng (thường xảy ra sau vài phút) thì lập tức dừng và tìm lời khuyên khẩn cấp từ bác sỹ.

Một vài lời khuyên khi chế biến thực phẩm ăn dặm cho bé:

  • Đảm bảo thực phẩm được chế biến theo quy chuẩn an toàn khắt khe. Trong năm đầu đời, hệ thống miễn dịch của bé đang phát triển nên bạn cần đảm bảo các thực phẩm như thịt động vật, thịt gia cầm và trứng phải được nấu chín.
  • Rau củ hấp là phương pháp chế biến tốt nhất để giữ được trọn chất dinh dưỡng có trong rau củ. Vì khi nấu chất dinh dưỡng trong rau củ và trái cây sẽ giảm, vì vậy tránh nấu quá chín các loại này.
  • Nếu bạn cần chuẩn bị trước các loại thực phẩm xay nhuyễn, có thể bảo quản trong ngăn đông hoặc ngăn mát, cho bé ăn ngay sau khi hâm nóng và tránh tái trữ đông phần còn thừa
  • Nếu bé bắt đầu ăn dặm, đảm bảo bạn chỉ sử dụng thìa nhựa làm từ nhựa BPA-free, điều này bảo vệ bé tránh khỏi vi khuẩn.
  • Ba mẹ có thể mua máy chế biến thực phẩm, máy xay sinh tố vitamin hoặc các máy xay khác có chức năng làm thức ăn xay nhuyễn.
  • Các khay chia khẩu silicon là lựa chọn phổ biến cho phép bạn có thể chia nhỏ khẩu phần dễ dàng sau mỗi lần nấu ăn để trữ đông hoặc sử dụng tuỳ mục đích.

4. Thời gian biểu cho bé bắt đầu ăn dặm

Bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Bắt đầu khi bé từ 6-9 tháng tuổi, khuyến khích bạn bắt đầu với sữa uống thường ngày của bé (sữa mẹ hoặc sữa công thức) và rồi đến thực phẩm dạng đặc. Bắt đầu tầm 10 tháng tuổi, bạn có thể cho bé ăn trước rồi uống sữa sau. Bé sẽ biểu hiện nếu đã ăn no.

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn chỉ cần cho bé ăn 1-2 lần/ngày và sau đó tăng dần theo sự phát triển của bé kèm theo thay đổi kết cấu thực phẩm. 1-2 muỗng ban đầu có thể như tra tấn với bạn, nhưng không cần lo lắng vì đây là bước thay đổi đầu tiên khi bé đang ngày lớn lên và phát triển.

Mách bạn các thực đơn nấu ăn:

Các thực đơn sau là gợi ý đơn giản cho bạn bổ sung lượng sắt vào bữa ăn cho bé từ 6 tháng tuổi. Bạn có thể thêm chất lỏng như nước lọc hoặc nước hầm vào thực đơn để có hỗn hợp rau củ xay nhuyễn mịn tăng cường chất dinh dưỡng:

  • Thịt đỏ, thịt gia cầm hoặc cá xay nhuyễn
  • Đậu nướng, đậu hoặc đậu phụ xay nhuyễn
  • Ngũ cốc cho bé – thường được chế biến chung với sữa mẹ. Bạn có thể thêm trái cây vào khi em bé lớn hơn.

Thịt bò và rau củ xay nhuyễn

Nhanh chóng và dễ chế biến, gợi ý hỗn hợp nghiền này bổ sung cho bé nguồn dinh dưỡng giàu khoáng, sắt cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé.

  • 80g thịt bò băm (có thể thay bằng đậu lăng hoặc các loại đậu bổ sung sắt)
  • 2 củ cà rốt
  • ¼ chén bông cải xanh
  • ½ khoai lang đã bóc vỏ
  • 1 chén nước hầm ít muối
  • Dầu ôliu

Cách làm

  • Nấu thịt bò băm trong nước sôi hoặc nước hầm trong khoảng 5-10 phút
  • Thêm rau củ vào nấu cho đến khi mềm
  • Cho tất cả vào máy xay thực phẩm và xay cho đến khi đạt được độ nhuyễn mịn. Không để sót cặn hoặc bị vón cục.
  • Nếu hỗn hợp quá nhiều nước, bạn có thể thêm bột ngũ cốc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh cho đến khi đạt được kết cấu phù hợp

Ghi chú:

  • Khẩu phần: 4
  • Tuổi: Từ 6 tháng trở lên
  • Thịt bò hoặc đậu lăng có thể được sử dụng trong thực đơn này để phục vụ tuỳ mục đích dinh dưỡng của trẻ/gia đình
  • Bạn có thể chia nhỏ thực đơn này và bảo quản đông. Sau khi rã đông và hâm nóng, bỏ đi phần thừa.

Tổng kết: Giai đoạn bắt đầu cho bé ăn dặm có thể gây lo lắng cho nhiều ba mẹ, hãy cho bé khám phá càng nhiều loại thực phẩm, nhiều kết cấu càng tốt trong năm đầu đời. Bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi hoặc trễ hơn. Cho bé ăn đủ thực phẩm giàu sắt và kết cấu phù hợp. Hãy nghĩ rằng khi bạn bắt đầu cho bé ăn dặm, bé chỉ đang học làm quen với nghệ thuật ăn uống. Sữa là nguồn dinh dưỡng chính cho bé đến khi bé 10 tháng tuổi. Là khi bạn phải bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm vì bé cần nhiều hơn khi chuyển sang độ tuổi học đi.

Lời khuyên chung:

    1. Đảm bảo bé đã sẵn sàng để chuyển sang ăn dặm, bằng cách quan sát bé kiểm soát được cơ đầu và cổ
    2. Khuyến khích bắt đầu ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên bất kỳ khi nào bé có thể biểu hiện sẵn sàng để ăn dặm, không nên cho bé ăn dặm sớm trước 4 tháng tuổi hoặc trễ hơn sau 7 tháng tuổi.
    3. Hãy để bé tự khám phá mùi vị và kết cấu thức ăn – bàn ăn trở nên lộn xộn là điều hiển nhiên đấy!

Điều quan trọng nhất là, hãy có khoảng thời gian vui vẻ với bé khi bé bắt đầu khoá học nghệ thuật ăn uống đầy thú vị.

Về tác giả

Marisa Nastasi là một chuyên gia dinh dưỡng thực hành của Bellamy’s Organic. Chuyên về dinh dưỡng cho trẻ em và gần đây cô đã hoàn thành các nghiên cứu sâu về chế độ ăn uống cho trẻ em. Cô đã làm việc trong ngành được 8 năm và đã phát triển kiến thức làm việc về chế độ ăn uống chất lượng tốt có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của trẻ em để chúng có thể phát huy hết khả năng của mình.

Lưu ý quan trọng cho Cha mẹ và Người giám hộ

  • Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị rằng hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời. Những nội dung giới thiệu không cần thiết để trẻ sử dụng sữa công thức hoặc thực phẩm và đồ uống khác sẽ có tác động tiêu cực đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ sơ sinh nên được cho ăn những loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi trong khi vẫn tiếp tục bú mẹ đến khi trẻ được ít nhất hai tuổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn quyết định sử dụng sữa công thức cho trẻ sơ sinh hoặc gặp khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ.
  • Nội dung trên trang web này nhằm mục đích cung cấp thông tin chung cho người dân Việt Nam và không được sử dụng thay thế cho chăm sóc y tế và tư vấn từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 5063/QĐ-BYT, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách và phù hợp từ tháng thứ 7 trở đi.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.

Thông tin này dành cho nhân viên y tế