Important notice to customers — product packaging changesLearn More

NEW FOOD PACKAGING IN STORE NOW

From August 2018, customers will notice our rebranded food packaging start to appear on shelf in all major stockists.

  • CURRENT Packaging
  • new Packaging

We are excited to announce our new packaging will start to appear on shelf from August 2018. This transition to new packaging will occur over a number of months. During this time there will be a mix of current and new packaging on shelf.

There are no major changes to these products, in some instances there is a small name change or slight recipe improvement, see below for the full details.

Products purchased via the website will be delivered to customers in our old packaging until the end of October. From November, products ordered from the website will be delivered in the new packaging.

Please note, our Infant Formula packaging will not be rebranded until later in 2019.

For any questions, connect with our team of accredited practising Dietitians on +61 3 6332 9200

Product name changes

  • Cereal Name Changes
  • CURRENT Packaging Organic Baby Rice
  • NEW Packaging Organic Rice with Prebiotic (GOS) Note: Our Baby Rice recipe has been upgraded to now include GOS Prebiotic
  • CURRENT Packaging Organic Vanilla Rice Custard
  • NEW Packaging Organic Milk & Vanilla Baby Rice
  • CURRENT Packaging Organic Apple & Cinnamon Porridge
  • NEW Packaging Organic Apple & Cinnamon Baby Porridge
  • Ready To Serve Name Changes
  • CURRENT Packaging Organic Banana, Pear & Mango
  • New Packaging Organic Banana, Pear, Apple & Mango
  • CURRENT Packaging Organic Mango, Blueberry & Apple
  • New Packaging Organic Blueberry, Mango & Apple
  • CURRENT Packaging Organic Peach & Apple
  • New Packaging Organic Grape, Apple & Peach
  • CURRENT Packaging Organic Pumpkin & Tomato Risotto
  • New Packaging Organic Pumpkin, Sweet Potato & Tomato
  • CURRENT Packaging Organic Broccoli, Beef & Brown Rice
  • New Packaging Organic Beef & Vegetables
  • Note: We have also upgraded some of our RTS recipes to remove added sugars and to remove some of the more complex ingredients that are not required for young children such as Tamari.
  • RUSKS NAME CHANGES
  • CURRENT Packaging Organic Milk Rusks Toothiepegs
  • New Packaging Organic Milk Rusks
Home/Nutrition & Recipes/Bài viết/Hướng dẫn quấn khăn ủ cho bé

Hướng dẫn quấn khăn ủ cho bé

Quấn khăn ủ cho bé là phương pháp được sử dụng qua nhiều thế kỷ qua và là một phần truyền thống của nhiều nền văn hoá. Quấn khăn là phương pháp phổ biến nhất để vỗ về và làm dịu bé sơ sinh. Phương pháp này thường được sử dụng cho bé sơ sinh khi đến giờ cho bú hoặc ru ngủ. Vậy bạn đã biết cách quấn khăn ủ cho bé và khi nào nên bắt đầu quấn khăn ủ cho bé?

1. Quấn khăn ủ là gì?

Bạn thắc mắc có gì phức tạp liên quan đến việc quấn khăn ủ cho bé, nhưng với gần như vô cùng các loại túi ngủ và khăn quấn hiện nay, bạn sẽ khó lòng quyết định mình cần phải làm gì? – mua loại quấn có khoá dán ‘nên hay không’!? Quấn thật chặt hai cánh tay của bé hai bên người để bé không thể tự quơ vào mặt mình? Hay là thay vì vậy sử dụng túi ngủ? Đừng để các lời tư vấn gây mâu thuẫn ngăn bạn! Bạn nên quấn khăn ủ cho bé càng nhiều càng tốt để giúp bé cảm thấy an tâm và ấm áp.

Quấn khăn cho bé không chỉ giúp bé cảm thấy an tâm và ấm áp mà còn cho phép bé làm hai việc quan trọng;

chuyển động thoải mái ở hông – chân và ngủ với tay – cánh tay uốn cong lên (tất cả các bé đều thích ngủ theo cách này). Phương pháp quấn cải tiến khi cánh tay của bé được quấn chặt hai bên người, là phương pháp mà hầu hết các bé không thích, bé sẽ cọ quậy để phá khóa tay ra khỏi khăn quấn. Không chỉ bé không thích cách quấn này mà phương pháp này còn cản trở chuyển động hông của bé, dẫn đến vấn đề về hông sau này.

2. Cách quấn khăn ủ cho bé

Để tự làm khăn quấn, bạn chỉ cần một tấm khăn mũi lớn, mềm nhẹ dài ít nhất 1.2 x 1.4m. Khuyến khích bạn quấn khăn ủ khi cho bé bú và ru ngủ đến khi bé được 6 tháng tuổi và hết giật mình (phản xạ moro ở trẻ sơ sinh). Nhiều nữ hộ sinh khuyến khích các bà mẹ tháo khăn quấn để cho bé ăn khi bé còn đang cáu kỉnh sau khi ngủ dậy và thổi nhẹ vào mặt bé hoặc lau người cho bé bằng khăn mát để cho bé tỉnh. Ý kiến này giúp bé đang trong cơn khó chịu sẽ bớt buồn ngủ và bú ngoan hơn, giúp bé tỉnh táo trong lúc bú. Bạn cần đảm bảo đã làm theo các bước quấn khăn để bé cảm thấy an toàn và ấm áp.

  • Đảm bảo không quấn khăn che mặt bé
  • Tránh quấn bé quá chặt. Mục đích cho bé cảm thấy an toàn mà không bó buộc.
  • Nếu bé thích mút tay, hãy quấn chừa một tay cho bé. Tự chìm vào giấc ngủ sâu là một phần quan trọng điều chỉnh cảm xúc của bé.
  • Đảm bảo chân bé vẫn có thể cử động dễ dàng. Nếu quấn chân bé quá chặt sẽ dẫn đến nguy cơ loạn sản xương hông
  • Quấn khăn khi cho bé ăn và ngủ. Đừng nhầm lẫn việc quấn khăn là thời gian để âu yếm bé
  • Luôn đặt bé nằm khi quấn khăn ủ và không quấn từ phía trước ra sau.

Có nhiều cách quấn khăn ủ cho bé, bao gồm:

Cách quấn nhanh

  1. Trải một khăn mũi sạch trên bề mặt phẳng, như giường hoặc bàn thay đồ.
  2. Đặt bé lên trên khăn, sao cho phía sau cổ của bé nằm ở giữa cạnh trên. Bàn chân của bé ở giữa khăn.
  3. Đảm bảo cánh tay ở tư thế thoải mái, sau đó – bắt đầu bằng một bên tay – quấn một góc theo đường chéo xuống, qua vai bên kia và ngang bụng.
  4. Nhét mép khăn dưới đáy bé.
  5. Làm tương tự cho tay bên kia, nhét mép khăn còn lại vào bên đối diện.
  6. Cuộn phần khăn còn lại dưới chân lên qua bụng tới vai của bé. Gấp mỗi bên xung quanh lưng để hoàn thành

Quấn “cuộn burrito” 

  1. Trải một tấm khăn vuông lên bề mặt phẳng và gấp thành hình kim cương
  2. Gấp mép vuông trên cùng lại bằng chiều dài bàn tay
  3. Đặt em bé lên khăn sao cho nếp gấp nằm trên đỉnh cổ bé.
  4. Nhẹ nhàng nhét tay bé lên vào dưới nếp gấp hai bên đầu của khăn
  5. Kéo phần khăn bên phải qua bụng bé và nhét vào dưới bụng bên trái.
  6. Gấp phần đuôi dưới lên qua vai
  7. Kéo mặt trái của tấm chăn ngang bụng bé và nhét nó vào bên phải.

Quấn Một tay

  1. Bắt đầu với một khăn vuông và đặt bé lên trên sao cho cổ bé nằm chính giữa chiều dài khăn
  2. Bỏ một cánh tay ra (cánh tay hoạt động tích cực nhất) và đặt cánh tay còn lại dọc theo bên mình bé.
  3. Lấy góc khăn trên bên phải và bảo vệ cánh tay bé sát bụng, gấp khăn qua bụng bé trước khi nhét vào bên trái.
  4. Gấp phần khăn bên trái qua vai bé, đảm bảo cánh tay vẫn tự do hoạt động
  5. Quấn phần khăn còn lại quanh lưng rồi nhét vào ngay dưới nách trái.

Nếu sử dụng khăn quấn thiết kế, hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất

3. Lợi ích của việc quấn khăn ủ cho bé

Quấn khăn cho bé đúng cách là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp bé cảm thấy ổn định và an toàn trong thời gian bú và ngủ trưa. Các bé được sinh ra với các phản xạ nguyên thủy, và bé cần những phản xạ đó được điều chỉnh theo thời gian nhờ vào cách quấn khăn đơn giản. Việc quấn khăn có thể giúp bé:

  • có được sự an toàn bé đã quen khi còn trong bụng mẹ
  • giữ nhiệt cơ thể, giữ ấm cho bé
  • Chống trầy xước
  • Thúc đẩy giấc ngủ dài hơn
  • Giảm thời gian khóc và thời gian thức dậy

Đối với cha mẹ, quấn khăn có thể:

  • Giúp việc bế bồngtrẻ nhỏ dễ dàng hơn
  • Giúp dễ dàng chuyển từ vòng tay cha mẹ sang người khác
  • Giảm lo lắng về sự ấm áp và lạnh
  • Cho con bú dễ dàng hơn.
  • Tăng thời gian ngủ cho bé và cho cha mẹ.

4. Quấn khăn cho bé trong bao lâu?

Mỗi bé phát triển theo mỗi tốc độ khác nhau, vì vậy không có độ tuổi xác định dừng quấn khăn ủ cho bé. Bạn nên thường xuyên quấn khăn cho bé đến khi bé có dấu hiệu tập lăn, khoảng 4-6 tháng tuổi. Có nhiều ý kiến chuyên môn, một số cho rằng nên dừng quấn khăn cho bé từ khoảng 2 tháng tuổi, số khác cho rằng nên duy trì đến khi bé được 6 tháng tuổi. Bạn nên tham khảo thêm với chuyên gia sức khỏe của bạn.

5. Nên sử dụng khăn quấn nào cho bé?

Bạn nên lựa chọn khăn quấn theo tình hình thời tiết, không quá nóng và không quá lạnh. Bạn cũng cần chọn loại kích thước lớn đủ để bọc bé dễ dàng. Trẻ sơ sinh thường sẽ cần khăn có kích thước khoảng 100x100cm, trẻ 8 tháng tuổi cần loại khăn quấn có kích thước lớn hơn khoảng 120x120cm

Vào mùa hè, bạn chỉ nên sử dụng loại khăn mũi làm từ sợi vải 100% tự nhiên, như cotton hoặc tre. Vải mũi là lựa chọn lý tưởng cho độ nhẹ và thoáng mát. Không sử dụng khăn quấn làm từ sợi nhân tạo (như polyester hoặc lông cừu) dễ gây đổ mồ hôi và quá nóng cho bé.

Vào mùa đông, khăn mũi vẫn là lựa chọn phù hợp cho khí hậu ở Úc. Nếu trời quá lạnh, khăn nỉ làm từ 100% cotton sẽ là lựa chọn tốt cho bé. Nhưng bạn cần lưu ý khăn nỉ không có độ co giãn nên sẽ phù hợp cho những bé ít ngọ nguậy hơn.

Nhiều loại khăn quấn được được bán theo cặp 4 miếng, bạn nên chọn loại hình vuông. Bạn sẽ cần phải quấn nhiều lần trong ngày khi bé còn nhỏ.

Chúc mẹ có thời gian vui vẻ cùng bé!

Tổng kết

Bạn cần lưu ý hai điều quan trọng nhất khi quấn khăn ủ cho bé:

Bé có thể di chuyển tay thoải mái trong khăn quấn. Hãy nghĩ bạn không thích bị kẹp tay vào người thì bé cũng vậy

Phần hông của bé phải được thoải mái; quấn quá chặt phần hông đã được chứng minh gây bất lợi cho bé. Không nên quấn vải quá chật phần eo và hông. Nên quấn khăn hơi lỏng trên eo và dưới tay của bé.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Nội dung của tài liệu này chỉ dành cho mục đích giáo dục và không nên thay thế cho tư vấn y tế. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm hình thành ý kiến và kết luận của riêng bạn về những vấn đề đó và đưa ra đánh giá độc lập về thông tin của riêng bạn. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng về sức khỏe của bé.

Về tác giả

Marisa Nastasi là một chuyên gia dinh dưỡng thực hành của Bellamy’s Organic. Chuyên về dinh dưỡng cho trẻ em và gần đây cô đã hoàn thành các nghiên cứu sâu về chế độ ăn uống cho trẻ em. Cô đã làm việc trong ngành được 8 năm và đã phát triển kiến thức làm việc về chế độ ăn uống chất lượng tốt có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của trẻ em để chúng có thể phát huy hết khả năng của mình.

Lưu ý quan trọng cho Cha mẹ và Người giám hộ

  • Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị rằng hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời. Những nội dung giới thiệu không cần thiết để trẻ sử dụng sữa công thức hoặc thực phẩm và đồ uống khác sẽ có tác động tiêu cực đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ sơ sinh nên được cho ăn những loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi trong khi vẫn tiếp tục bú mẹ đến khi trẻ được ít nhất hai tuổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn quyết định sử dụng sữa công thức cho trẻ sơ sinh hoặc gặp khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ.
  • Nội dung trên trang web này nhằm mục đích cung cấp thông tin chung cho người dân Việt Nam và không được sử dụng thay thế cho chăm sóc y tế và tư vấn từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 5063/QĐ-BYT, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách và phù hợp từ tháng thứ 7 trở đi.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.

Thông tin này dành cho nhân viên y tế