Thèm ăn khi mang thai: Có thể trở nên kì quái đến mức nào?
Gần một nửa phụ nữ đang mang thai cho biết họ thèm ăn ít nhất một món trong suốt thai kỳ, thường thì là thèm ngọt. Những cơn thèm ăn xuất hiện rất đột ngột và đôi lúc còn thèm những món khác thường mà thai phụ rất ít khi thèm ngay cả khi không mang thai. Lý do cho việc thèm ăn này là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể trong thai kỳ, làm ảnh hưởng lớn đến khẩu vị và khứu giác. Có những món mà bạn chưa từng tưởng tượng được mình sẽ ăn, vậy mà giờ bạn chỉ nghĩ đến món ăn đó thôi, trong khi món bạn mà bạn từng thích ăn thì giờ bạn không có cảm giác muốn ăn nữa.
1. Những món ăn thường được thèm trong khi mang thai là gì?
Một số có thể cho rằng cảm giác thèm ăn có liên quan đến sự thiếu dinh dưỡng, nhưng không có bằng chứng nào cho việc đó. Thèm ăn cũng là kết quả của việc nội tiết tố thay đổi. Cảm giác thèm ăn có thể xảy ra sớm nhất và kỳ tam cá nguyệt đầu tiên và đỉnh điểm vào tam cá nguyệt thứ hai. Một số món ăn thường được thèm như là:
- Đồ ngọt như socola, bánh ngọt lạnh và bánh ngọt nóng
- Thực phẩm mặn như khoai tây chiên, nachos và bánh quy
Một số món khác thường được thèm và ít phổ biến hơn như là:
- Chuối với sốt bơ Vegemite
- Kem với khoai tây chiên
- Dưa chua với bơ đậu phộng
- Bánh kếp chuối với phô mai feta
- Gà rán với táo nghiền
2. Làm thế nào để quản lý cơn thèm ăn trong thai kỳ?
Mặc dù việc thèm ăn trong thai kỳ là điều khá bình thường, nhưng điều quan trọng là bạn nên chọn những thực phẩm lành mạnh để đảm bảo bạn duy trì năng lượng và bổ sung những nhu cầu dinh dưỡng trong khoảng thời gian này. Ngoài ra, tiêu thụ thức ăn nhẹ nhiều năng lượng thường xuyên sẽ dẫn đến việc tăng cân không cần thiết trong thai kỳ. Một số lời khuyên hữu ích để bạn quản lý cơn thèm ăn như:
- Ăn đúng bữa, thực đơn lành mạnh, để giúp ngăn chặn cảm giác thèm ăn đột ngột
- Mua đồ những món ăn nhẹ lành mạnh để trữ trong nhà, phòng trường hợp thèm ăn những món không lành mạnh đột ngột thì bạn vẫn không nên chọn những món không tốt cho sức khoẻ, ít chất dinh dưỡng
- Thử thêm nhiều hoạt động về thể chất như đi bộ sẽ giúp tránh cảm giác thèm ăn những món không lành mạnh
- Đừng đi mua sắm hay đi siêu thị khi bạn đang đói
- Chọn những thực phẩm lành mạnh, có chỉ số đường huyết thấp (GI) sẽ giúp bạn no lâu hơn:
- Bánh quy nguyên hạt hoặc một lát bánh mì
- Phô mai
- Sữa chua
- Trái cây
- Các loại hạt
- Sinh tố làm tại nhà
- Trứng luộc
- Bánh muffin nướng tự làm, có hạt và trái cây
- Cố gắng nghỉ ngơi và ngủ đúng giấc. Khi bạn mệt và thiếu năng lượng sẽ dễ dẫn đến việc chọn những thực phẩm không lành mạnh
3. Triệu chứng ngán thức ăn
Tình trạng ngán thức ăn khá phổ biến, khi bạn không còn thèm ăn những món mình đã từng thích. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không nên lo lắng quá nhiều. Điều quan trọng là nếu bạn ngán những món ăn thuộc 5 nhóm thực phẩm (Thịt, Bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc, trái cây, rau củ và thực phẩm từ sữa) thì hãy thay thế bằng món thuộc chung nhóm thực phẩm. Ví dụ nếu bạn ngán những món sau:
- Cá: chọn thịt heo, các loại hạt, trứng và thịt
- Thực phẩm từ sữa: Chọn sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành, sữa chua không chứa sữa, đậu phụ và tahini (tương vừng)
Tóm tắt: Triệu chứng thèm và ngán thức ăn khi mang thai là rất phổ biến. Điều quan trọng là bạn có thể ăn một món ngọt, nhưng phải cân bằng với các nguồn dinh dưỡng lành mạnh khác để đảm bảo duy trì đủ năng lượng và nhu cầu dinh dưỡng cho cả bạn và bé
Mách cho bạn:
- Thèm ăn là triệu chứng hoàn toàn bình thường. Hãy thử cân bằng dinh dưỡng với những bữa ăn và ăn vặt lành mạnh
- Chuẩn bị thức ăn trước khi bạn thèm ăn như nướng bánh xốp hoặc bánh quy sử dụng nguyên liệu tốt cho sức khoẻ, thay vì đường và chất béo bão hoà
Nếu bạn gặp triệu chứng thèm ăn thuộc trong 5 nhóm thực phẩm, thì hãy thay thế chúng bằng món ăn khác chung nhóm nhé