Chào mừng bạn đến với Bellamy's Organic Việt Nam

Chào mừng bạn đến với Bellamy’s Organic.

Chúng tôi hiểu rằng, ba mẹ luôn cố gắng để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con của mình, đặc biệt là trong những năm đầu đời.

Bellamy’s Organic luôn làm việc tuân thủ theo các hướng dẫn cụ thể để tiếp thị sản phẩm một cách có trách nhiệm. Chúng tôi hiểu rằng, nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tốt nhất để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trẻ, mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng trong thời kỳ mang thai và cho con bú cũng rất quan trọng. Các chuyên gia y tế, chăm sóc sức khỏe luôn hỗ trợ và đưa ra lời khuyên để đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp.

Ba mẹ cũng cần phải xem xét những tác động về mặt xã hội, chi phí cũng như nhu cầu sử dụng sữa công thức. Bao gồm cả việc tuân thủ chính xác hướng dẫn sử dụng vì nếu sử dụng sai cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ – cũng giống như các loại thức ăn hoặc phương pháp cho ăn không phù hợp khác.

Bạn cần lưu ý rằng nếu bắt đầu cho bé bú bình một phần hoặc hoàn toàn, có thể làm giảm lượng sữa mẹ – và việc kích lại sữa như trước là không dễ dàng.

Tất cả thông tin về sản phẩm Bellamy’s Organic trên trang web này đều nhằm mục đích cung cấp thông tin, định hướng cho người tiêu dùng – không thể thay thế cho các chuyên gia y tế.

Nếu bạn đã hiểu và muốn tìm hiểu thêm về chúng tôi, vui lòng nhấp vào “Tôi đồng ý”.

Lợi ích của thực phẩm hữu cơ cho trẻ

Câu hỏi về thực phẩm nào là tốt nhất cho trẻ luôn là một thử thách đối với các bậc phụ huynh. Hữu cơ đang trở thành một sự lựa chọn ngày càng phổ biến đối với người Úc; một cuộc thăm dò gần đây của Hữu Cơ Úc cho thấy 6 trên 10 người Úc hiện đang sử dụng sản phẩm Hữu cơ mỗi năm. Vậy những lợi ích của việc bé ăn thực phẩm hữu cơ là gì? Bài viết này sẽ chỉ ra một vài lợi ích của hữu cơ lên sức khỏe, môi trường và động vật.

1. Lợi ích của hữu cơ đối với khoẻ?

Hiện nay có nhiều tài liệu nghiên cứu về sự khác biệt giữa canh tác thông thường và canh tác hữu cơ lên lợi ích sức khỏe của cá nhân. Trong lúc nghiên cứu này đang được phát triển, chúng tôi có một vài sự thật thú vị về sản phẩm hữu cơ mà chúng tôi được biệt tính đến này.

Trước khi nói đến những sự thật về hữu cơ, điều quan trọng là xem xét về sức khỏe trong 1000 ngày đầu tiên. 1000 ngày đầu tiên là về việc tăng trưởng và phát triển của trẻ từ khi mang thai đến khi trẻ tròn 2 tuổi. Đây là khoảng thời gian mà nhận thức được phát triển hết công suất, trong đó não và các hệ thống khác quan trọng của cơ thể cũng phát triển hết tiềm năng trong thời gian này và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ môi trường như chế độ ăn uống. Đây là giai đoạn dễ bị tổn thương, khi trẻ tiếp xúc với độc tố có hại và sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trí não và dẫn đến kết quả tiêu cực về sức khoẻ về lâu dài. Lựa chọn thực phẩm hữu cơ cho gia đình sẽ giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với một số hoá chất tổng hợp, thuốc trừ sâu và phân bón, biến đổi gen của thực phẩm, thêm hóc-môn và kháng thể được tìm thấy trong sản xuất thông thường, những chất độc sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Sau đây là những điểm nổi bật trong các nghiên cứu mới cho chúng ta thấy được lợi ích của việc chọn thực phẩm hữu cơ đến sức khoẻ:

  • Bạn có biết hoá chất gây nguy hại đến trẻ gấp 10 lần so với người lớn? Thuốc trừ sâu hoá học thường được sử dụng trong nông trại thông thường để bảo vệ trái cây và rau củ khỏi sâu bọ. Hiện chỉ tại Úc có hơn 250 loại thuốc trừ sâu và phân bón hoá học đang được sử dụng. Dẫn đến những hoá chất độc hại này thường xuất hiện trong bữa ăn của chúng ta
  • Theo nghiên cứu của USDA trên 10,000 vườn trái cây và nông trại thông thường, có đến 75% nông trại sử dụng thuốc trừ sâu. Đó là sau khi đã rửa sạch và lột vỏ.
  • Một nghiên cứu tầm cỡ lớn được thực hiện vào năm 2014 về hồ sơ dinh dưỡng giữa sữa thông thường và sữa hữu cơ cho thấy sữa hữu cơ chứa lượng acid béo omega 3 cao hơn so với sữa thông thường. Họ cũng tìm ra được sữa hữu cơ có tỷ lệ tốt hơn giữa omega 6 và omega 3 (thấp hơn) mang lại kết quả về sức khỏe tốt hơn về lâu dài. Chế độ ăn uống ở phương Tây tiêu thụ lượng acid béo omega 3 trong chế độ ăn uống khá thấp. Thường do việc tiêu thụ ít dầu cá và các sản phẩm từ tảo trong chế độ ăn uống. Acid béo omega 3 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não và mắt, đặc biệt là trong 1000 ngày đầu đời.
  • Một nghiên cứu tầm cỡ lớn về sản phẩm hữu cơ cũng cho thấy sản phẩm hữu cơ chứa nồng độ chất chống oxy hóa và vitamin E cao hơn so với sản phẩm thông thường. Chất chống oxy hoá đã được biết đến là một chất tốt cho sức khỏe trong việc bảo việc cơ thể khỏi bệnh tật, Vậy nên việc tiêu thụ chất chống oxy hóa cao hơn từ các sản phẩm hữu cơ là một lợi ích tuyệt vời, đặc biệt đối với trẻ em.
  • Một nghiên cứu tương tự cũng tìm thấy cây trồng thông thường có mức độ kim loại nặng gọi là cadmium cao hơn do sử dụng lượng lớn thuốc trừ sâu và phân bón. Cadmium có liên quan đến suy giảm hành vi và nhận thức ở trẻ và cũng có tác động đến IQ ở trẻ cho đến 9 tuổi.
  • Một số nghiên cứu về việc phơi nhiễm với thuốc trừ sâu tác động xấu đến sức khoẻ. Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ gợi ý rằng thực phẩm dư lượng thuốc trừ sâu cao có thể gây ra các biến chứng sức khỏe mãn tính ở trẻ, bao gồm khuyết tật trong học tập và các vấn đề về hành vi như Rối loạn Tăng động Giảm chú ý (ADHD).
  • Một nghiên cứu gây đây được công bố trên tạp chí khoa học Frontier in Microbiology chứng minh rằng táo hữu cơ có lợi cho sức khỏe của bạn rất nhiều so với táo thông thường. Nghiên cứu cho thấy, một quả táo chứa trung bình 100 triệu vi khuẩn – con số này sẽ giảm đi nếu táo được bảo quản tốt hoặc nếu được nấu chính. Táo hữu cơ cho thấy nhiều loại vi khúng hơn và chứa số lượng cao các chủng có lợi, thân thiện hơn với đường ruột. Sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột có liên quan mật thiết đến sức khoẻ tốt và giúp hệ miễn dịch tốt hơn.

Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng tiêu thụ sản phẩm hữu cơ sẽ làm giảm tiêu thụ và tiếp xúc với các hoá chất độc hại và tổng hợp có trong phân bón và thuốc trừ sâu. Mặc dù chưa có nhiều thông tin về GMO và ảnh hưởng lâu dài của nó, chúng tôi tin rằng việc can thiệp vào thiên nhiên như GMO cũng không phải sự lựa chọn tốt cho trẻ nhỏ và tại Bellamy’s Organic, chúng tôi không muốn thử nghiệm điều đấy.

2. Những lợi ích khác của hữu cơ?

Môi trường

Canh tác hữu cơ còn thân thiện hơn với môi trường. Nghiêm cấm sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hoá học, thay vào đó sử dụng các phương pháp bền vững như ủ phân, luân canh và cây trồng phủ đất. Đất khoẻ giữ được nhiều độ ẩm hơn nghĩa là rễ cây sẽ giữa được nhiều đất hơn. Điều này sẽ giúp giảm xói mòn đất, phát thải oxit nitơ và hoá chất chảy vào đường thuỷ của chúng ta. Canh tác hữu cơ sẽ giữ cho thuốc trừ sâu xâm nhập vào trái đất và ra khỏi đất. Sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp và phân bón làm mất đi tính tự nhiên của nó, bao gồm tất cả sự phát triển của vi sinh vật và góp phần giúp cho trái cây và rau quả thêm bổ dưỡng.

Phúc lợi động vật

Quyền lợi động vật là trung tâm của triết lý hữu cơ. Bò sữa của chúng tôi được chăm sóc và phát triển trong môi trường tự nhiên nhất, liên tục được chăn thả trên đồng cỏ hữu cơ, chế độ ăn không hạt biến đổi Gen và hạt tập trung, và không sử dụng thuốc kháng sinh* hay hóc-môn tăng trưởng. Nếu sử dụng kháng sinh trong tình huống khẩn cấp, bò phải được đưa ra khỏi bể sữa trong ít nhất 6 tháng, cho tới khi dấu vết của kháng sinh không còn tìm thấy trong sữa hữu cơ nữa. Kháng kháng sinh nghĩa là bạn sẽ không đáp ứng với liệu pháp kháng sinh do bác sĩ đưa ra trong lúc nhiễm vi khuẩn. Nếu bạn không thể đáp ứng với liệu pháp kháng sinh trong trường hợp bệnh nặng, điều này ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ của bạn. Ngoài ra, bò sữa hữu cơ không được điều trị bằng hóc-môn tăng trưởng tổng hợp. Nên sữa bò sẽ được cho sữa trên chu kỳ vắt sữa tự nhiên của chúng, từ đó làm giảm áp lực và năng lượng cần thiết để có thể sản xuất sữa quanh năm, như trong chăn nuôi thông thường. Dẫn đến những chú bò hữu cơ cho sữa ít hơn những chú bò thường 30%

Tóm tắt

Tiêu thụ sản phẩm hữu cơ sẽ cho bạn được lợi ích sức khỏe về lâu dài, và cũng giúp làm giảm nguy cơ tiếp xúc với các chất độc hại và tổng hợp trong sản xuất và canh tác thông thường. Tìm nguồn cung ứng trái cây, rau và sữa hữu cơ ngày càng dễ dàng hơn khi các siêu thị mở rộng khu vực thực phẩm hữu cơ và thay đổi theo hướng hữu cơ cũng là sự lựa chọn phổ biến hơn tại Úc và trên thế giới. Cách dễ nhất để tập cho trẻ bắt đầu với thực phẩm hữu cơ là tìm các sản phẩm thực phẩm dành cho trẻ được chứng nhận hữu cơ bởi các tổ chức như NASAA và ACO, bạn sẽ đảm bảo cho trẻ một khởi đầu tinh khiết cho cuộc sống.

Lưu ý sử dụng: Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không nên thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến và đưa ra đánh giá về thông tin. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng sức khoẻ của bé

Làm sao để lựa chọn những thực phẩm tốt nhất cho con


Lựa chọn thực phẩm cho trẻ trong vô vàn sản phẩm ngoài thị trường là một sự lựa chọn khó khăn. Bạn sẽ mất cả ngày đứng ở quầy thực phẩm cho trẻ vì không xác định được đâu sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho con. Ngày nay, cũng có rất nhiều thương hiệu trên thị trường cho sản phẩm cho bé. Một số sản phẩm có thể là bữa ăn hoàn chỉnh, hoặc trong lọ, trong túi, nhưng quan trọng là làm thế nào để tìm ra được sản phẩm nào thực sự tốt?! Bài viết này sẽ chỉ ra một vài điểm để bạn có thể lựa chọn được sản phẩm tốt nhất cho bé với sự lành mạnh, không chứa bất kỳ chất phụ gia và chất bảo quản nhân tạo nào và sẽ cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

1. Làm sao để biết được thực phẩm nào là tốt nhất cho bé?

Khi nói về thực phẩm cho bé, phụ huynh cần nhớ rằng sản phẩm này tập trung mang đến sự tiện lợi cho bậc phụ huynh và được thiết kế để cung cấp cho bé thêm dinh dưỡng ngoài sữa. Để xác định sản phẩm nào là tốt nhất, trước tiên bạn phải xác định mình muốn mua cho – Bữa sáng, Bữa trưa, Bữa tối hay Ăn nhẹ. Và những sản phẩm sau đây tuyệt vời ở điểm chúng có thể được dùng trong bất kỳ buổi nào trong ngày và không cần ăn vào buổi cụ thể.

Nhóm sản phẩm

  • Ngũ cốc – tất cả các loại ngũ cốc cho trẻ sơ sinh nên được tăng cường thêm sắt và cũng là thực phẩm tuyệt vời để tập cho trẻ ăn dặm. Những sản phẩm này thường có thể sử dụng đến 12 tháng và bạn có thể thêm vào một vài thành phần như trái cây và sữa chua tuỳ theo từng giai đoạn lớn của con, để tăng hàm lượng dinh dưỡng
  • Đồ ăn nhẹ – có nhiều thể loại ăn nhẹ; từ bánh ngậm dinh dưỡng cho bé ăn dặm, trái cây và rau củ, bánh quy. Những sản phẩm này nhắm đến trẻ sơ sinh, nên bạn có thể bao gồm những món này vào trong những sự lựa chọn
  • Sữa chua và kem sữa – sản phẩm này không có nhiều sự lựa chọn trên thị tường, nhưng sữa chua và kem sữa cho trẻ là nguồn canxi dồi dào cho trẻ.
  • Phô mai – Bạn không tìm loại phô mai dành cho trẻ vì có thể cho trẻ ăn loại thông thường. Bạn có thể tập cho trẻ ăn quen với những loại phô mai mềm như mozzarella vì chúng là nguồn canxi tuyệt vời cho trẻ, giúp phát răng và xương
  • Trái cây và rau củ xay nhuyễn – Đa số các công ty sản xuất thức ăn cho trẻ sẽ sản xuất hỗn hợp trái cây và rau củ. Đây là một cách rất tuyệt để cho trẻ tập quen với những loại thực phẩm mới và cũng là nguồn dinh dưỡng và chất xơ tuyệt vời.
  • Bữa ăn chính – Có nhiều sự lựa chọn cho bữa ăn chính như thịt, gà, cá hoặc đậu hay còn là khi protein cùng với cơm hoặc nui, và rau củ. Những bữa ăn này có thể cho trẻ từ 8 tháng tuổi và kết hợp cùng với những món ăn có kết cấu khác để cho trẻ tập quen với khẩu vị mới
  • Nui – Nui là mặt hàng chủ lực và bạn có thể cho trẻ ăn những món nui thông thường, một số nhãn hiệu mì ống dành cho trẻ sơ sinh được bổ sung thêm sắt và các chất dinh dưỡng khá để giúp tăng cường dinh dưỡng tổng thể của bữa ăn. Chúng thường được sản xuất theo hình thù khác nhau, phù hợp cho trẻ từ 7 tháng tuổi và có thể nấu với sốt, thịt, rau củ và phô mai

Sự lựa chọn tuỳ theo độ tuổi

Theo luật, tất cả những thực phẩm cho trẻ phải để độ tuổi sử dụng phù hợp ở mặt trước của bao bì để được sản xuất và bán. Điều này cho phép bạn chọn độ tuổi phù hợp với lứa tuổi của bé. Một số sản phẩm được dán nhãn “Trên 4 tháng tuổi” Mặc dù dựa theo khuyến nghị của Úc cho quá trình ăn dặm là từ 6 tháng trở lên, nhưng hướng dẫn trong bài viết này dựa theo tuyên bố “không ăn dặm trước 4 tháng tuổi và không sau 6 tháng” nhưng bạn sẽ là người biết KHI NÀO trẻ đã sẵn sàng. Không cần quá phụ thuộc theo hướng dẫn, vì ngay khi trẻ có thể tự giữ vững được đầu và cổ để ngồi mà không cần đỡ, đó là lúc trẻ thể hiện sự hứng thú với thức ăn. Sản phẩm được hướng dẫn theo lứa tuổi như:

  • 4 tháng tuổi trở lên sẽ ăn thức ăn mềm nhuyễn không vón cục
  • 6 tháng tuổi trở lên sẽ ăn hỗn hợp xay nhuyễn và có thể sệt hơn một chút
  • 8 tháng trở lên sẽ ăn cục nhỏ và mềm
  • 10 tháng trở lên sẽ ăn được loại có kết cấu và hơi sần
  • 12 tháng trở lên có thể ăn thực phẩm cỡ ngón tay

2. Điều quan trọng trong danh sách thành phần?

Thành phần sẽ được liệt kê từ số lượng lớn nhất đến ít nhất trong danh sách thành phần. Nên nếu bạn muốn biết thành phần chính là loại trái cây hoặc rau củ nào thì có thể xác định bằng cách nhìn theo thứ tự thành phần trên bao bì. Theo luật, tất cả các thành phần sẽ được liệt kê ở mặt sau của sản phẩm và cần phải liệt kê rõ cảnh bảo về chất gây dị ứng nếu có, như: đậu nành, cá, lúa mì, sữa.

Để xác định bạn có đang chọn cho trẻ loại sản phẩm tốt hay không, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu tất cả các thành phần được liệt kê. Nếu có phần nào bạn không rõ, hãy tìm kiếm thêm thông tin để xác định được đó là gì và tại sao được sử dụng trong sản phẩm. Nếu danh sách thành phần quá dài, thì đây là cảnh báo, vì thực phẩm cho em bé không cần phải có thành phần quá phức tạp. Thành phần bạn cần kiểm tra bao gồm:

  • Có thêm đường, mật ong, cây thùa, xi-rô cây phong, đường nâu
  • Chất ngọt nhân tạo
  • Có thêm muối
  • Thành phần bạn không quen thuộc như màu thực phẩm được đánh số
  • Trứng sống hoặc thịt
  • Kem và bơ

Các thành phần cần được ưu tiên như trái cây, rau củ, nguyên hạt như gạo nâu, yến mạch, couscous và gạo quinoa, sữa (sữa chua, kem sữa) và các sản phẩm thịt. Ví dụ dưới đây sẽ cho bạn thấy được gạo nâu nguyên hạt và couscous là hai thành phần chính và tiếp theo là các loại rau hữu cơ .

Phụ gia nhân tạo và chất bảo quản

Nhiều bậc phụ huynh chật vật để hiểu được hết ý nghĩa của nhãn thực phẩm và để hiểu những gì là tốt nhất cho các yêu cầu về dinh dưỡng của con. Thật không may là rất khó để xác định ảnh hưởng của phụ gia thực phẩm lên sức khoẻ. Đối với nhiều chất phụ gia, hương vị và màu sắc, các nhà sản xuất có thể lựa chọn liệt kê chúng theo tên hoặc số. Thông thường cha mẹ sẽ tìm kiếm chất phụ gia được đánh số cụ thể mà không nhận ra rằng chúng được ghi rõ trên bao bì – thường sẽ là tên khoa học và không quen thuộc. Điều này đặc biệt đúng với màu nhân tạo, một số có liên quan đến việc gây ra sự hiếu động ở trẻ. Dưới đây là ví dụ một số loại bánh quy ngọt cho trẻ. Bạn sẽ thấy một số chất bảo quản, màu sắc và hương vị liệt kê theo tên hoặc theo số.

Thường phụ huynh sẽ không nhận ra con bị ảnh hưởng bởi loại thực phẩm cụ thể cho đến khi chúng được loại bỏ, ví dụ như khi tạp hoá hết món snacks yêu thích của trẻ. Nghiên cứu về những ảnh hưởng của các chất phụ gia, phẩm màu và hương vị khá khó khăn, đặc biệt là khi mỗi trẻ bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau. Tất cả mọi thứ từ gen của trẻ cho đến khối lượng ăn vào đều có ảnh hưởng. Vì thế, một chế độ ăn uống không có thực phẩm nhận tạo và chế biến sẵn sẽ an toàn và lành mạnh nhất cho trẻ.

3. Làm thế nào để bạn đọc được nhãn dinh dưỡng?

Bạn sẽ cần vài phút vài phút để đọc nhãn dinh dưỡng nhưng đây là điều nên làm. Đây là cách dễ nhất để xác định nếu sự lựa chọn của mình là một lựa chọn lành mạnh. Điều quan trọng nhất khi đọc nhãn thực phẩm là:

Thông tin dinh dưỡng Số lượng ước định
Lượng đường mỗi 100g của sản phẩm Nhỏ hơn hoặc bằng 10g với mỗi 100g (trừ khi sản phẩm được làm hoàn toàn bằng trái cây)
Natri mỗi 100g của sản phẩm Nhỏ hơn hoặc bằng 20g (trừ khi sản phẩm là phô mai)

Nhỏ hơn hoặc bằng 400mg (trên mức cho phép)

Nếu nhìn vào thông tin dinh dưỡng dưới đây, mỗi 100g, chúng ta có thể thấy rằng lượng đường và natri nằm trong phạm vi thì sản phẩm này có thể chấp nhận được và là sự lựa chọn tuyệt vời cho trẻ sơ sinh

Đường = 0.8g mỗi 100g
Natri = 12mg mỗi 100g

Tóm tắt

Mặc dù có nhiều loại thực phẩm cho trẻ trên thị trường, nhưng cũng dễ để xác định một sản phẩm tốt cho sức khoẻ của trẻ mà không chỉ tiện lợi mà còn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ được đáp ứng. Bạn có thể kiểm tra danh sách thành phần và tìm những thành phẩm tốt cho sức khoẻ và không chứa chất bảo quản nhân tạo và phụ gia, bạn cũng có thể xem thông tin dinh dưỡng để đảm bảo sản phẩm không thêm đường hoặc thêm muối

Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì mang lại khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống về mặt dinh dưỡng và cũng mang lại những lợi ích khác cho mẹ và bé. Có một chế độ ăn uống cân bằng khi cho con bú bằng sữa mẹ cũng rất quan trọng. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh chỉ nên được sử dụng sau khi bạn đã nhận được lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe. Quyết định không cho con bú bằng sữa mẹ sẽ rất khó để quay đầu lại và việc cho trẻ bú bình sẽ làm giảm nguồn cung cấp của sữa mẹ. Bạn cũng nên xem xét kỹ chi phí của việc sử dụng sữa công thức. Nếu bạn sử dụng sữa công thức, bạn phải làm theo tất cả các hướng dẫn về bảng hướng dẫn pha và hàm lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đây là lưu ý quan trọng đối với sức khỏe của trẻ.

Lưu ý sử dụng: Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không nên thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến và đưa ra đánh giá về thông tin. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng sức khoẻ của bé

Cách chăm sóc bản thân và trẻ sơ sinh

Sau sinh, bạn sẽ trải qua hàng loạt cảm giác khác nhau do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Năng lượng của bạn có thể thay đổi liên tục và thời gian ngủ sẽ trở nên bất thường, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên khi bạn bắt đầu phát triển mối liên hệ với bé vừa chào. Bài viết này cung cấp cho bạn một số lời khuyên về cách cách chăm sóc bản thân trong vài tháng đầu sau khi sinh cùng với những cách để được nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân nhiều hơn với những nhóm thực phẩm chính.

1: Làm sao để nghỉ ngơi sau khi sinh?

Đến thời điểm này bạn đang ước mình đã ngủ nhiều hơn trước khi bé chào đời. Tất cả các bậc cha mẹ lần đầu đón trẻ mới chào đời đều gặp tình trạng thiếu ngủ, đặc biệt là phụ nữ vì sinh hoạt của bạn sẽ xoay quanh trẻ mới sinh. Bạn sẽ khó có giấc ngủ từ 6-8 tiếng như trước khi sinh, nhưng những giấc nghỉ ngơi ngắn sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng, đặc biệt là lúc trẻ đang ngủ.

Không có một công thức kỳ diệu nào để ngủ đủ giấc, nhưng có một vài cách hữu ích, như là:

  • Đặt điện thoại ở chế độ im lặng khi bé đang ngủ
  • Để các công việc lặt vặt như giặt đồ sang một bên đến khi bạn có năng lượng xử lý chúng – để chúng khỏi tầm mắt thì sẽ ko suy nghĩ đến nữa
  • Để bé vào nôi khi bạn sẵn sàng để vào giấc ngủ chứ không phải ngủ cùng
  • Chia nhiệm vụ ban đêm với ông xã nhà bạn
  • Nhờ gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ – giặt một mớ đồ hoặc nấu bữa tối giúp bạn sẽ cho bạn có thêm chút thời gian nghỉ ngơi
  • Luôn giữ phòng ngủ tối
  • Thử tuân thủ theo thói quen ngủ nghỉ cho cả bạn và bé
  • Tránh ánh sáng hoặc tiếng ồn trong giờ ngủ
  • Có những bữa ăn đơn giản

2: Nên ăn gì sau khi sinh?

Sau sinh, cơ thể của bạn đang phục hồi về cả thể chất và nội tiết tố. Cho dù bạn sinh thường hay sinh mổ, cơ thể cũng cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để giúp bạn hồi sức. Nếu bạn bắt đầu cho con bú, nhu cầu về năng lượng của bạn sẽ tăng đáng kể để hỗ trợ cho quá trình duy trì nguồn sữa. Thêm vào đó, chất lượng của chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ. Một số lời khuyên cho bạn để nạp nhiên liệu để hỗ trợ nhu cầu dinh dưỡng cho bạn trong thời gian quan trọng này.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Cố gắng ăn bữa ăn chính và tối đa ba bữa ăn nhẹ trong một ngày. Không ăn những bữa này cùng lúc, nhưng đặt ra mục tiêu sẽ giúp bạn có được một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Vậy câu hỏi ở đây là, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ như thế nào?

  • Trái cây và rau củ
  • Ngũ cốc nguyên hạt (chọn những món có chỉ số đường huyết thấp như mì ống, gạo hạt dài, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt)
  • Các loại đậu và hạt
  • Các chất béo lành mạnh như dầu ô liu nguyên chất, bơ và các loại hạt
  • Thịt nạc, thịt gia cầm và cá (những loại cá béo như cá hồi), đậu phụ và trứng
  • Các sản phẩm thay thế sữa hoặc sữa ít béo có thêm canxi như sữa đậu nành
  • Hạn chế uống rượu (đặc biệt trong vài tháng đầu và khi bạn cho con bú)
  • Hạn chế ăn chất béo bão hoà, thức ăn nhanh, đồ ăn đồ uống nhiều đường
  • Hạn chế cafein, ví dụ: 1-2 tách cà phê hoặc trà mỗi ngày (đặc biệt trong vài tháng đầu và khi bạn cho con bú)

Ăn nhẹ

Bạn có thể ăn đồ ngọt và thực phẩm nhiều năng lượng nếu bạn thèm. Thường thì khi bạn thiếu ngủ hoặc thiếu năng lượng, bạn sẽ có xu hướng lựa chọn những thực phẩm kém lành mạnh như sô cô la và bánh kẹo. Mua sẵn nhiều loại thực phẩm quan trọng trước khi sinh cũng là một ý tưởng hay, sẽ rất tiện khi bạn có sẵn đồ ăn nhẹ trong nhà. Một vài món ăn nhẹ hỗ trợ bạn giảm lượng thức ăn như:

  • Bơ đậu phộng không thêm đường (đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều) hoặc phô mai với bánh quy giòn
  • Muesli tự làm hoặc ngoài siêu thị như Thanh muesli trái cây
  • 150-200g sữa chua thêm hạt và trái cây tươi
  • Sinh tố trái cây – rau bina, hạt điều, sữa, sữa chua, chuối, hỗn hợp hạt (như LSA)
  • Bơ và fetta ghiền ăn với lát bánh mì chua
  • 1-2 quả trứng luộc chín với cà chua ăn với lát bánh mì chua
  • Trái cây sấy khô (Sung, mận, nho và quả mơ) hoặc hạt hỗn hợp
  • Phô mai cắt lát với bánh quy giòn và hummus
  • Bỏng ngô (không muối hoặc bơ)
  • Rau que với hummus hoặc nhúng tzatziki

Những chất dinh dưỡng chính

Sau khi sinh, nhu cầu dinh dưỡng của bạn sẽ tăng lên, đặc biệt là khi bạn đang cho con bú. Chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng cho bạn, cần dùng thêm thực phẩm chức năng và bạn cần trao đổi với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để biết được loại nào phù hợp. Những dinh dưỡng chính như là:

  • Sắt: Thiếu sắt là tình trạng phổ biến trong giai đoạn cuối của thai kỳ và thường kéo dài ngay cả sau khi sinh. Bạn có thể cung cấp thêm sắt bằng thực phẩm như thịt đỏ, thịt heo, rau bina, trứng và các loại đậu.
  • Nhóm Vitamin B: Những vitamins này sẽ hỗ trợ nhu cầu năng lượng và có thể thông qua trái cây, rau củ, nguyên hạt và các loại hạt
  • Canxi và Vitamin D: hỗ trợ sức khoẻ xương và có thể tăng cường bằng những thực phẩm từ sữa, đậu phụ.
  • Protein: giúp phục hồi sau khi sinh và thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, thịt heo, đậu, hạt và đậu phụ
  • Chất béo tốt: Những chất béo này có nguồn gốc từ cá có dầu, các loại hạt, dầu oliu nguyên chất có tác dụng chống viêm và giúp tăng chất lượng sữa mẹ của bạn.

Bữa ăn tiện lợi

Cố gắng nấu bữa cơm khi đang chăm con là cách tốt, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có đủ thời gian và sức để nấu. Có một số công ty kinh doanh những bữa ăn cân bằng như là:

Mặc dù có thể có ý định tốt để nấu các bữa ăn trong khi nuôi dưỡng đứa con nhỏ của bạn, nhưng điều đó có thể không phải lúc nào cũng có thể. Có một số công ty tuyệt vời cung cấp các lựa chọn bữa ăn cân bằng và chuẩn bị trước

    • Smart meal
    • Fit meal

Bạn có thể tạo tài khoản với siêu thị gần nhà để mua sắm tạp hóa trực tiếp và giao hàng tận nhà.

Chế độ ăn khi cho con bú

Nuôi con bằng sữa mẹ cần thêm khoảng 2000 kilojun mỗi ngày. Hầu hết phụ nữ đều thèm ăn và khát nước hơn trong giai đoạn này. Một chế độ ăn uống cân bằng được khuyến khích trong thời gian cho con bú do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao. Thực phẩm giàu protein và giàu chất dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho ngày dài. Một vài gợi ý giúp ngăn ngừa tăng cân không cần thiết và cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho mẹ và bé như là:

  • Ăn 3 bữa chính với thực đơn cân bằng với carbohydrate tiêu hóa chậm, nạc protein, và một số loại rau củ nhiều màu sắc
  • Tối đa 3 món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe giúp tăng lượng protein cho cơ thể như sữa chua, phô mai, hạt, thanh muesli ít đường, bánh quy giòn, trứng luộc
  • Uống thêm nhiều chất lỏng như nước lọc, sữa, nước ngọt ít đường
  • Tránh ăn những thực phẩm và đồ uống có lượng đường cao để tránh ảnh hưởng đến khả năng giải phóng năng lượng và góp phần tăng cân.Thay vào đó, bạn có thể uống nước trái cây tươi, các loại hạt và sữa chua làm từ trái cây.

Xem xét những ý kiến sau:

  • Tránh uống rượu trong tháng đầu tiên khi cho con bú hoặc đến khi bé đã bú theo lịch. Hạn chế uống rượu trong suốt 2 tiếng sau khi cho con bú
  • Hạn chế tiêu thụ caffeine – uống một đến hai tách trà hoặc cà phê mỗi ngày thì vẫn được cho phép
  • Một số bé sẽ bị đầy khí và/hoặc khó chịu khi mẹ ăn tỏi, hành, cải bắp và bông cải
  • Khi bé có phản ứng như dị ứng hoặc không hấp thụ được sữa mẹ thường là liên quan đến chế độ ăn uống của mẹ. Nguồn nguyên do có thể khác nhau, nhưng triệu chứng thì thường giống nhau – bé không yên, đau bụng, trúng gió, trào ngược, hoặc dị ứng, phát ban. Trước khi loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống của bạn, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để xác định nguyên nhân chính xác để tránh bỏ lỡ những vấn đề tiềm ẩn gây nguy hiểm đến sức khoẻ
  • Giảm cân không được khuyến khích trong thời gian cho con bú. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được là sẽ giúp mẹ giảm cân, nên hãy cứ bình tĩnh nhé!

3: Tôi có nên tập thể dục không?

Lợi ích của tập thể dục rất rõ ràng, đặc biệt là trong thời gian chăm con, tập thể dục sẽ giúp bạn tăng năng lượng, cải thiện giấc ngủ, tăng khả năng miễn dịch và hóc-môn để giúp bạn chống lại những căng thẳng hằng ngày. Nhưng bạn cũng không cần tốn hằng giờ mỗi ngày để tập thể dục. Chỉ cần 10 phút với những bài tập đúng cũng sẽ mang lại kết quả tích cực. Bạn có thể tập thể dục với trẻ như là đưa trẻ đi dạo với địu hoặc balo, chạy bộ với xe đẩy hoặc đăng ký đến lớp thể dục mà bạn có thể tập với con. Nhưng nếu bạn thích tập thể dục một mình, có thể thử những cách sau:

  1. Đi dạo hoặc chạy bộ trước khi ông xã của bạn đi làm
  2. Đầu tư vào một số thiết bị tập thể tại nhà
  3. Tham gia một câu lạc bộ gym có dịch vụ giữ trẻ và đáng tin
  4. Tập thể dục với những bài tập trên DVD
  5. Tập yoga tại nhà

4: Làm thế nào để nâng tâm trạng sau khi sinh?

Cần nhiều sự nỗ lực để giữ sự tỉnh táo của bạn khi đang thiếu ngủ, hết năng lượng để tập trung vào một sinh linh khác – đây không phải điều sẽ xảy ra một cách tự nhiên. Một số cách để nâng tâm trạng mà bạn có thể thử như:

  1. Tham gia vào các nhóm các bà mẹ để bạn có thể trò chuyện với những phụ huynh khác
  2. Đi dạo như thông thường, đừng bị đè nặng suy nghĩ bởi 101 điều bạn cần làm khi đưa trẻ ra ngoài
  3. Thể hiện cả tâm trạng tiêu cực lẫn tích cực của bạn
  4. Cho bản thân những giây phút nghỉ ngơi, với ông xã và bạn bè
  5. Tìm một nơi yên tĩnh để suy ngẫm
  6. Nhắm mắt nghỉ ngơi vài lần để lấy lại năng lượng
  7. Luyện tập thể chậm và sâu
  8. Xem những bộ phim yêu thích

Nếu bạn bị chùn tâm trạng lâu hơn hai tuần, thì bạn cần phải trò chuyện cùng đội ngũ chăm sóc sức khỏe để có thể được hỗ trợ sớm nhất

5: Điều gì sẽ xảy ra với cân nặng của bạn sau khi sinh con?

Sau khi sinh, cơ thể bạn đang trong trạng thái tự chữa lành, xây dựng lại và sẽ thay đổi lại hình dạng. Đa số phụ nữ đều tăng cân đặc biệt là trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba và kéo dài đến vài tháng sau khi sinh.

Mỗi phụ nữ sẽ giảm cân khác nhau sau khi sinh và cách tốt nhất là bạn không nên so sánh bản thân với người khác. Phụ nữ cho con bú bằng sữa mẹ sẽ giảm nhiều cân hơn sau khi sinh. Vậy nên phụ nữ cho con bú thường được khuyến khích không nên cố giảm cân sau khi sinh vì:

  • Thiếu hụt calo có thể làm tăng sự mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
  • Chất lượng của chế độ ăn uống có thể giảm và ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
  • Việc giảm lượng chất dinh dưỡng quan trọng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau sinh

Cách tốt nhất để có cân nặng khỏe mạnh sau khi sinh là cho cơ thể thời gian và tuân thủ theo các nguyên tắc ăn uống lành mạnh, tuân thủ ba bữa ăn chính và kèm những bữa ăn nhẹ xen kẽ, kết hợp với tập thể dục.

Tóm tắt

Bạn cần cân nhắc nhiều thứ sau khi sinh. Đây là khoảng thời gian mẹ và bé tạo ra mối liên kế và chăm sóc cho trẻ. Đồng thời, bạn cũng cần dành thời gian để chăm sóc bản thân để đảm bảo những điều tốt nhất cho cả bạn và trẻ.

  • Cố gắng nghỉ ngơi – không có nghĩa là bạn sẽ được ngủ 7 tiếng mỗi đêm, nhưng tranh thủ chợp mắt cũng rất quan trọng
  • Tập một chế đố ăn uống cân bằng và lành mạnh
  • Tập thể dục mỗi ngày, như là 10 phút đi bộ với bé xung quanh khu dân cư của bạn
  • Luôn có những mối quan hệ xung quanh để hỗ trợ bạn – bạn bè, gia đình, hội các bà mẹ bỉm sữa, đội ngũ y tế
  • Cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi – hãy cho cơ thể thời gian

Lưu ý sử dụng: Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không nên thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến và đưa ra đánh giá về thông tin. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng sức khoẻ của bé

Sự khác nhau giữa các logo chứng nhận hữu cơ?

Chúng ta thường xem qua logo trên bao bì sản phẩm để tìm nhanh thông tin về sản phẩm như nguồn gốc, lợi ích sức khoẻ và chất lượng nhưng khi nói đến chứng nhận hữu cơ của Úc, tại sao tất cả các logo lại khác nhau? Chúng tôi sẽ chia sẻ về những chứng nhận hữu cơ khác nhau hiện đang có mặt tại siêu thị tại Úc và chỉ ra được điểm khác nhau để đảm bảo những sản phẩm các bạn mua đều là sản phẩm chứng nhận hữu cơ.

Chứng nhận hữu cơ là gì?

Tiếc là những sản phẩm bạn thấy trong siêu thị hoặc chợ tại Úc ghi rằng chúng là sản phẩm hữu cơ thì sự thật có thể không phải như vậy, không giống như ở Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. May mắn là nay đã có một quy trình nghiêm ngặt hơn ở Úc cho phép các nhà sản xuất và nhà máy sản xuất các sản phẩm hữu cơ được cấp chứng nhận. Có hai cơ quan quản lý tại Úc cung cấp chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm đáp ứng tất cả các tiêu chí nghiêm ngặt. Sản phẩm thực phẩm có thể có một trong hai chứng nhận này, những nhà sản xuất bắt buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn cụ thể của các cơ quan này. Bao gồm:

  1. Hiệp hội Nông nghiệp Bền vững Úc (NASAA)

NASAA cung cấp chính nhận hữu cơ cho sản phẩm hữu cơ và là một sự đảm bảo của nhà sản xuất đến người tiêu dùng rằng mọi bước trong chuỗi cung ứng đều tuân thủ theo Tiêu chuẩn hữu cơ và sinh học nghiêm ngặt của quốc gia và và nền công nghiệp để khẳng định những sản phẩm đến tay khách hàng đều được chứng nhận hữu cơ. Hình logo NASAA như dưới đây mang đến cho người tiêu dùng sự đảm bảo rằng những sản phẩm họ đang sử dụng đều được chứng nhận dựa vào những tiêu chuẩn cao nhất tại Úc và cũng là một trongn những tiêu chuẩn uy tín nhất trên thế giới.

Logo của NASAA xuất hiện trên tất cả các sản phẩm của Bellamy’s Organic

  1. Chứng nhận hữu cơ Úc (ACO)

ACO cung cấp chứng nhận hữu cơ bao gồm quy trình kiểm tra hoạt động của phương thức vận hành để đảm bằng nhà sản xuất tuân thủ các nguyên tắc sản xuất hữu cơ. Hơn 70% các nhà sản xuất hữu cơ tại Úc được cấp phép sử dụng logo ACO hay còn được biết đến như logo BUD như ảnh dưới. Logo BUD này được tìm thấy trên một số sản phẩm từ táo đến thực phẩm cho trẻ em và được công nhận rộng rãi từ người tiêu dùng Úc và đảm bảo rằng tất cả các thành phần đều được chứng nhận theo Tiêu chuẩn Chứng nhận Hữu Cơ của Úc và đã đáp ứng được quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. ACO có quy trình chứng nhận được nhận xét là một trong những chương trình chứng nhận hàng đầu của Úc và được công nhận là tiêu chuẩn uy tín cho sản xuất hữu cơ trên toàn thế giới. Tất cả các nguyên tắc cần được tuân thủ để có thể nhận được giấy phép để sử dụng logo BUD trên bất kỳ bao bì hoặc quảng cáo thương mại nào.

Logo ACO “BUD” đều xuất hiện trên tất cả các sản phẩm của Bellamy’s Organic

Bạn không cần phải đạt chứng nhận hữu cơ đôi để yêu cầu chứng nhận hữu cơ, bạn chỉ cần đạt ít nhất một trong các logo; NASAA hoặc ACO. Việc tìm logo chứng nhận hữu cơ trên bao bì sản phẩm rất quan trọng, vì chúng sẽ đảm bảo rằng bạn đang mua một sản phẩm hữu cơ có chứng nhận. Một số sản phẩm trong siêu thị có thể ghi rõ “được làm từ nguyên liệu hữu cơ” nhưng không có nghĩa sản phẩm được chứng nhận hữu cơ. Những logo này sẽ mang đến sự đảm bảo cho người tiêu dùng.

Cần bao lâu để đạt được chứng nhận?

Tiêu chuẩn giữa NASAA và ACO có thể hơi khác, nhưng thông thường phải mất từ 1-3 năm để chuyển đổi trang trại bình thường thành hữu cơ từ thời điểm họ nộp đơn xin chứng nhận cho NASAA hoặc ACO. Tương tự với nhà xử lý, bán buôn hoặc xuất khẩu cũng cần từ 1-3 để đạt chứng nhận hữu cơ. Dưới đây là quy trình mà một trang trại bình thường cần phải thực hiện để chuyển đổi sang nông trại hữu cơ để đạt chứng nhận hữu cơ của ACO. Những điểm nổi bật dưới đây được yêu cầu bởi người nông dân và cũng là những điểm nổi bật của thực phẩm hữu cơ.

Chứng nhận hữu cơ Úc

Có thể tìm mua thực phẩm hữu cơ tại đâu?

Rất khó để tìm mua thực phẩm hữu cơ trước đây, đặc biệt là ở những thành phố nhỏ. Từ khi thị trường và thị hiếu của khách hàng về hữu cơ tăng cao, việc tìm mua sản phẩm hữu cơ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và giá cả cũng hợp lý hơ. Thực phẩm hữu cơ có thể tìm mua tại những siêu thị lớn. Bao gồm

  • Woolworths – Woolworths sở hữu thương hiệu hữu cơ riêng, Macro và cũng có bán những thương hiệu hữu cơ đạt chứng nhận khác
  • Coles
  • IGA
  • Một số cửa hàng tại chợ

Sau đây là một vài website giúp bạn tìm được danh sách những cửa hàng bán sản phẩm hữu cơ bạn đang cần tìm mua. Một số trong đó như là:

  • Hướng dẫn tổng quát về hữu cơ của Úc
  • Hướng dẫn về thực phẩm hữu cơ
  • Hướng dẫn về những cửa hàng phân phối hữu cơ tại Úc
  • Những website về sản phẩm hữu cơ
  • Website về tuần hữu cơ
  • Website về cửa hàng nông sản tại Úc (lưu ý rằng không phải cửa hàng nông sản nào cũng có sản phẩm chứng nhận hữu cơ)

Tóm tắt

Nếu bạn đang tìm mua sản phẩm hữu cơ, bạn nên tìm kiếm một trong hai logo chứng nhận hữu cơ được cung cấp bởi hai cơ quan quản lý tại Úc; Chứng nhận Hữu cơ Úc (ACO) và Hiệp hội Nông nghiệp Bền vững Úc (NASAA). Chứng nhận hữu cơ sẽ đảm bảo rằng nhà sản xuất và nhà bán lẻ đã tuân thủ theo các tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt được thiết lập bởi hai tổ chức chứng nhận hữu cơ.

Lưu ý sử dụng: Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không nên thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến và đưa ra đánh giá về thông tin. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng sức khoẻ của bé

Tìm hiểu sự phức tạp của dị ứng thực phẩm và nhạy cảm ở trẻ

Tại Úc và New Zealand, có đến 10% trẻ sơ sinh bị dị ứng với thực phẩm (dưới 12 tháng tuổi), 4-8% ở trẻ em và 2% ở người lớn, và con số này vẫn đang gia tăng. Đối với những bậc phụ huynh đang có trẻ lần đầu tiên bị dị ứng với thực phẩm, đây sẽ là khoảng thời gian đáng sợ và quá sức. Phụ huynh có trẻ bị dị ứng với thực phẩm thường lo lắng nhất khi trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng trong thực phẩm có thể gây ra tác hại nghiêm trọng. Phụ huynh cần tìm lời khuyên từ chuyên gia y tế để có được chẩn đoán phụ hợp, và được hỗ trợ thông tin phù hợp và chính xác để quản lý được vấn đề dị ứng ở trẻ để trẻ có một cuộc sống vui vẻ, an toàn và khỏe mạnh

1: Dị ứng thực phẩm là gì?

Dị ứng thực phẩm là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng để đáp lại với sự tiếp xúc của thực phẩm gây dị ứng. Đối với những người không dị ứng với thực phẩm, những loại thực phẩm này không gây hại mà chỉ gây hại với những người nhạy cảm (và được chẩn đoán dị ứng với thực phẩm). Dị ứng thực phẩm có thể phát triển tại mọi lứa tuổi những thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi.

Danh sách mười loại thực phẩm gây dị ứng hàng đầu như:

Thực phẩm gây dị ứng hàng đầu
Trứng Đậu nành
Sữa Lúa mì
Hạt cây: Hạnh nhân, hạch brazil, hạt điều, hạt dẻ, hạt macadamia, quả hồ đào, hạt thông, quả hồ trăn, quả óc chó Loài giáp xác: cua, tôm, tôm hùm, nhuyễn thể, tôm càng
Đậu phộng
Hạt mè Đậu lupin

Hầu hết trẻ em bị dị ứng với sữa bò, đậu nành, lúa mì hoặc trứng sẽ gia tăng dị ứng với thực phẩm. Chỉ có 75% trẻ dị ứng với đậu phộng, hạt cây, vừng và hải sản sẽ bị ảnh hưởng lâu dài.

2: Triệu chứng của dị ứng thực phẩm?

Nếu bạn nhận thấy trẻ có dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào, lập tức ngừng cho trẻ ăn và tìm lời khuyên từ bác sĩ, chuyên gia miễn dịch lâm sàng/ chuyên gia dị ứng để được tư vấn

Cần chú ý những triệu chứng để xác định dị ứng ở trẻ nhà bạn được phân loại là phản ứng vừa hay nặng. Dị ứng ở mức độ vừa không đe doạ đến tính mạng, tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều lần với các thực phẩm gây dị ứng sẽ khiến cho tình trạng dị ứng nặng hơn khi thực phẩm đó được tiêu thụ trở lại. Xem qua những triệu chứng phổ biến dưới đây để đề phòng cho trẻ.

 

Dấu hiệu phản ứng của dị ứng vừa Dấu hiệu phản ứng của dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ)
Môi sưng phù Khó thở/ Thở to
Mắt sưng phù Sưng lưỡi và cổ họng
Mặt sưng phù Thay đổi trong giọng nói hoặc khó khăn trong việc phát âm
Nổi sảy hoặc mẩn Yếu tứ chi
Nôn mửa Ngất xỉu và bất tỉnh

 

Đây là một số yếu tố sẽ tác động đến những loại phản ứng sẽ gặp phải ở trẻ bị dị ứng thực phẩm. Bao gồm:

  • Mức độ nghiêm trọng của dị ứng (Nhẹ, trung bình hoặc nặng)
  • Lượng thức ăn trẻ hấp thụ
  • Hình thức nấu của thực phẩm – rắn, lỏng, nấu chín, sống
  • Thực phẩm có trộn với thực phẩm khác hay ăn riêng
  • Trẻ có triệu chứng hen suyễn

Nếu bạn không chắc về độ nghiêm trọng dị ứng ở trẻ, tốt nhất là bạn nên gọi chăm sóc y tế khẩn cấp vì triệu chứng sốc phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ

3: Khi nào bạn nên cho bé ăn thử những thực phẩm dễ gây dị ứng?

Nghiên cứu khuyến cáo rằng phụ huynh nên cho bé ăn các loại thực phẩm thường gây dị ứng trước một tuổi. Việc trì hoãn cho trẻ thử thực phẩm thường gây dị ứng cũng không thể ngăn ngừa được dị ứng, trong một số trường hợp còn làm tăng nguy cơ lớn ở trẻ.

Phụ huynh có thể cho trẻ ăn những thực phẩm ăn dặm có nguy cơ gây dị ứng cao khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi như bơ/bơ đậu phộng, trứng nấu chín và các sản phẩm từ lúa mì. Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng với thực phẩm hoặc có dấu hiệu phản ứng với những thực phẩm trên, KHÔNG ĐƯỢC tiếp tục cho trẻ ăn thực phẩm đó. Nếu bạn nghĩ trẻ có triệu chứng dị ứng, hãy xin lời khuyên từ bác sĩ. Bác sĩ sẽ cần làm một vài xét nghiệm liên quan để xác nhận dị ứng thực phẩm ở trẻ.

Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu để trẻ được phát triển tối ưu. Từ 6 tháng tuổi, trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng và tiếp tục cho con bú bằng sữa mẹ đến hai tuổi nếu có thể. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ ngăn ngừa khả năng dị ứng mà còn thiết yếu giúp trẻ sơ sinh xây dựng hệ thống miễn dịch cùng với nhiều lợi ích khác. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ không khả thi, phụ huynh có thể sử dụng sữa bột dành cho trẻ sơ sinh từ sữa bò. Trẻ sơ sinh nào có dị ứng phản vệ với sữa bò được khuyên không nên sử dụng bất kì sữa công thức từ sữa, ví dụ: Sữa bò, sữa dê, cừu và được khuyên tìm lời khuyên từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ.

Bấm vào liên kết từ trang web Phòng Chống Dị ứng Úc để xác định xem bé có nguy cơ bị dị ứng hay không và kéo xuống phần “công cụ rủi ro”

4: Làm thế nào để chế ngự dị ứng thực phẩm?

Dị ứng thực phẩm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng tử vong do dị ứng là rất hiếm và có thể phòng tránh bằng cách:

  • Cẩn thận tránh những chất gây dị ứng, như giảm nhiễm bẩn, đọc nhãn thực phẩm, bảo quản cẩn thận thực phẩm thường gây dị ứng
  • Áp dụng tức thời thuốc tiêm adrenalin (EpiPen). Thuốc tiêm adrenalin (EpiPen) được thiết kế để áp dụng một lần và là mũi cố định để giúp làm giảm tác dụng phụ của dị ứng nặng và bất kỳ ai cũng có thể dùng, kể cả những người không được đào tạo về y tế. Các khóa học sơ cứu cũng giáo dục để sử dụng EpiPen
  • Thông báo cho gia đình, bạn bè, nhà trẻ và trường học của trẻ nhà bạn
  • Thông báo cho nhân viên nhà hàng hoặc cửa hàng thực phẩm về dị ứng

Chẩn đoán và xét nghiệm y tế

Bác sĩ y khoa sẽ có thể xác định xem trẻ có bị dị ứng thực phẩm hay không. Khi con được chẩn đoán, bé sẽ được chuyển đến đội ngũ Chuyên gia Dị Ứng và Chuyên gia Dinh Dưỡng thực hành, đội ngũ có nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực này. Quản lý an toàn dị ứng thực phẩm là một lĩnh vực y học thay đổi liên tục. Bạn phải đưa ra lựa chọn. Một số trẻ có thể sẽ loại bỏ dị ứng, nhưng hiện tại không có cách nào chữa trị và can thiệp y tế là trọng tâm trong việc quản lý dị ứng ở trẻ.

Tránh những thực phẩm gây dị ứng

Hãy báo cho nhân viên phục vụ bữa ăn cho trẻ hoặc các thành viên trong gia đình bị dị ứng khi ăn ngoài. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh và khả năng gây nhiễm nguyên nhân khác có thể xảy ra do phản ứng phản vệ nếu trẻ tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng.

Đọc kỹ nhãn sản phẩm

Tất cả các thực phẩm hoặc thức uống đều bắt buộc phải khai báo và ghi rõ những chất gây dị ứng.

Xem qua nhãn thực phẩm mẫu dưới đây, tất cả các chất gây dị ứng thực phẩm sẽ được tô đậm dưới đây. Ngoài ra, những cảnh báo dị ứng sẽ được liệt kê trong danh sách thành phần. Bạn không nên sử dụng sản phẩm nếu trên nhãn có ghi rõ “dấu vết của chất gây dị ứng”.

Tại trường học và nhà trẻ

Bạn có thể chuẩn bị để giúp con cảm thấy tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng ở môi trường học tập. Mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ theo những đầu mục được cung cấp bởi Phòng Dị ứng và Sốc phản vệ. Mỗi trường học và nhà trẻ đều có kế hoạch quản lý dị ứng ở trẻ bị dị ứng với thực phẩm. Bạn nên trao đổi thêm với đội ngũ quản lý để đảm bảo trẻ được chăm sóc thích hợp trong trường hợp khẩn cấp về y tế.

5: Bệnh Celiac là gì?

Bệnh Celiac (CD) còn được gọi là tình trạng tự miễn dịch dẫn đến tổn thương niêm mạc ruột non để đáp ứng với việc tiêu thụ gluten trong chế độ ăn uống. Cơ thể sẽ phản ứng miễn dịch chống lại gluten gây hại vào cơ thể

Những thực phẩm nào chứa gluten?

Bệnh Celiac (CD) đòi hỏi loại trừ thực phẩm có chứa gluten khỏi chế độ ăn uống. Người bị CD cũng phải thận trọng với việc nhiễm độc vì có thể gây tổn thương trong ruột non. Hội chứng CD khiến chúng ta khó ăn khi đi ăn bên ngoài trừ khi chúng ta phải cực kỳ thận trọng trong lựa chọn thực phẩm. Không giống như dị ứng thực phẩm, CD không phát triển nhanh và đây là tình trạng suốt đời có thể được chẩn đoán bất cứ lúc nào. Gluten phải được liệt kê rõ trong phần cảnh báo dị ứng ở nhãn thực phẩm. Dưới đây là thông tin một số thực phẩm có chứa gluten.

 

Thực phẩm có chứa gluten
Bánh mì*, vụn bánh mì*, ngũ cốc ăn sáng*, cháo, yến mạch Bột ngô lúa mì, nước tương*, men chiết xuất (vegemite)
Bánh*, bánh quy*, bánh ngọt* Nước sốt*, súp*
Mì ý*, mì làm từ lúa mì, pizza* Bia và nước uống mạch nha như milo
Cutcut, lúa mì semolina, burghul, freekeh, lúa mạch Xúc xích*, hamburgers*, xúc xích cuộn
Thịt nhồi như gà và bột nhão, cá và khoai tây chiên Đường tinh*

*Có những phương án thay thế không chứa gluten

Để xem danh sách đầy đủ hơn, vui lòng xem lại Celiac Úc

Triệu chứng của CD

Mỗi cá nhân sẽ có những triệu chứng CD khác nhau và có một số người không gặp phải triệu chứng nào cả. Một số triệu chứng như là:

  • Những triệu chứng về tiêu hoá, ví dụ tiêu chảy và đau dạ dày
  • Cảm thấy mệt mỏi và yếu sức
  • Thiếu máu thiếu sắt và/hoặc thiếu hụt vitamin và các khoáng chất khác
  • Chậm phát triển hoặc dậy thì chậm ở trẻ
  • Sụt cân (một số khác có thể tăng cân)
  • Đau xương khớp
  • Gây nhiệt miệng/ sưng miệng hoặc lưỡi
  • Ảnh hưởng tiền đình và gây khó chịu
  • Nổi ban như viêm da herpetiformis
  • Da dễ bị bầm tím

Để biết thêm thông tin về bệnh Celiac, hãy truy cập vào Celiac Úc

6: Dị Ứng Đạm Sữa Bò (CMPA) là gì?

Dị ứng với đạm sữa bò là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng thực phẩm ở trẻ khi hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu. Triệu chứng này chỉ diễn ra từ 3-5 năm, nhưng vẫn nên tránh cho trẻ sử dụng thực phẩm có chứa sữa. Thực phẩm có chứa đạm sữa bò như là: Sữa bò, phô mai, kem sữa, sữa khô, rượu kefir, sữa không đường, sữa đặc, sữa chua. Phải luôn đọc kỹ nhãn sản phẩm để xác định sữa bò có phải là chất gây dị ứng không.

Triệu chứng của CMPA

  • Rối loạn tiêu hoá như nôn mửa, tiêu chảy, táo bón và đau bụng
  • Da gặp tình trạng như ngứa, phát ban, sưng đỏ
  • Các triệu chứng về hô hấp như sổ mũi, khò khè, ho và hắt hơi
  • Máu trong phân – thường thấy ở tã của trẻ

Bác sĩ thường sẽ tư vấn nếu họ nhận thấy các triệu chứng của trẻ có liên quan đến CMPA nhưng cách duy nhất để kiểm soát tình trạng này là tránh các thực phẩm có chứa sữa (bò, dê, sữa cừu). Nếu trẻ nhà bạn dùng sữa công thức, hãy tìm đến bác sĩ để có được tư vấn y tế về các sự lựa chọn thay thế phù hợp trên thị trường.

7: Không dung nạp thực phẩm là gì?

Không dung nạp thực phẩm (hoặc nhạy cảm) phổ biến hơn so với dị ứng thực phẩm, đặc biệt là ở người lớn. Không giống như dị ứng thực phẩm, không dung nạp thực phẩm không liên quan đến hệ miễn dịch và không gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, hay sốc phản vệ. Không dung nạp thực phẩm có thể được gây ra bởi các hoá chất tự nhiên trong thực phẩm hoặc bởi các hoá chất được sử dụng trong thực phẩm. Ví dụ, nhạy cảm với Gluten, không dung nạp lactose, chất bảo quản và salicylates. Để kiểm tra bệnh lý, cần phải làm một số chẩn đoán y tế, nhưng không dung nạp thực phẩm hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi. Không dung nạp thực phẩm có nhiều triệu chứng khác nhau như:

  • Phát ban hoặc da sưng đỏ
  • Nhức đầu và đau nửa đầu
  • Đau dạ dày và/ hoặc đi đại tiện
  • Các vấn đề về xoang và/ hoặc đường hô hấp

8: Tôi có thể tìm thêm thông tin ở đâu?

  • Trang web Dị ứng và Mẫn cảm của Úc cung cấp nguồn tài liệu tuyệt vời để hỗ trợ
  • Hiệp hội Miễn Dịch và Dị ứng Lâm sàng của Úc
  • Ngăn ngừa Dị ứng thực phẩm
  • Bệnh viện Nhi Đồng Hoàng Gia

Tóm tắt: 

Có sự khác biệt rất lớn giữa dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm.

  • Dị ứng thực phẩm là khi hệ thống miễn dịch tăng cường để đáp ứng lại với chất gây dị ứng cơ thể đã tiêu thụ (ví dụ: nước tương, cá, lúa mì, đậu phộng) có thể dẫn đến các triệu chứng rất nghiêm trọng và cần được can thiệp cấp cứu y tế nếu trẻ gặp tình trạng sốc phản vệ.
  • Tình trạng dị ứng thực phẩm có thể phát triển, để chăm sóc được gia đình và trẻ sơ sinh có dị ứng với thực phẩm, chúng ta cần phải tránh những loại thực phẩm gây dị ứng và trang bị đầy đủ kiến thức về dị ứng thực phẩm
  • Dị ứng đạm sữa bò là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng thực phẩm xảy ra ở trẻ em khi hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với đạm trong sữa và thường phát triển trong vòng 3-5 năm. Cần tránh uống đạm sữa bò để tránh khả năng bị ứng.
  • Không dung nạp thực phẩm thường không dẫn đến bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào ngoài sự khó chịu về tiêu hoá. Trẻ nhỏ không dung nạp thực phẩm không cần phải quá khắt khe trong việc lựa chọn thực phẩm và triệu chứng này sẽ mất đi theo thời gian

Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì mang lại khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống về mặt dinh dưỡng và cũng mang lại những lợi ích khác cho mẹ và bé. Có một chế độ ăn uống cân bằng khi cho con bú bằng sữa mẹ cũng rất quan trọng. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh chỉ nên được sử dụng sau khi bạn đã nhận được lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe. Quyết định không cho con bú bằng sữa mẹ sẽ rất khó để quay đầu lại và việc cho trẻ bú bình sẽ làm giảm nguồn cung cấp của sữa mẹ. Bạn cũng nên xem xét kỹ chi phí của việc sử dụng sữa công thức. Nếu bạn sử dụng sữa công thức, bạn phải làm theo tất cả các hướng dẫn về bảng hướng dẫn pha và hàm lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đây là lưu ý quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ.

Lưu ý sử dụng: Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không nên thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến và đưa ra đánh giá về thông tin. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng sức khoẻ của bé

Cẩm nang cho bé uống sữa

Có rất nhiều các ý kiến về quy trình ăn uống mỗi ngày và gần như mỗi bé là khác nhau. Một trong những khuyến nghị phổ biến là cha mẹ phải tuân theo thói quen cho bé bú (ăn) mỗi ba đến bốn tiếng. Các thói quen cứng nhắt này vô tình bỏ qua một thực tế thiết yếu: trẻ sơ sinh cần chất dinh dưỡng, và cần rất nhiều. Công việc chính của trẻ sơ sinh là phát triển và tăng cân, và thông qua cách duy nhất từ thực phẩm. Rất nhiều thực phẩm. Không thể áp dụng một chế độ ăn uống lên tất cả các bé và cả người lớn, đặc biệt đối với trẻ nhỏ: không như người trưởng thành, trẻ phải tăng cân đều đặn để tăng trưởng và phát triển đúng cách. Bài viết sẽ cho bạn lời khuyên chung về một số chiến lược để đảm bảo những khởi đầu tốt nhất cho bé trong những năm tháng đầu đời.

1: Sự khác biệt giữa việc cho bé bú liên tục/ theo nhu cầu và theo lịch trình?

Cho bé bú theo nhu cầu hay liên tục (cluster feeding) nghĩa là bạn không cần để ý nhiều về thời gian. Bạn cho bé bú bất kỳ lúc nào bé có dấu hiệu thấy đói. Điều này không chỉ đảm bảo rằng bé của bạn nhận được dinh dưỡng tối đa mà còn giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của bé, và đối với mẹ cho con bú bằng sữa mẹ, giúp kích thích tuyến vú để tạo ra thêm nhiều sữa mẹ. Khi bé muốn bú liên tục, thì những gì bạn cần làm là cho bé bú, đây cũng là chuyện bình thường và đây là khi bé chuẩn bị lượng calo cần thiết trước khi có một giấc ngủ dài. Nếu trẻ không nhận được đủ lượng calo trước khi ngủ, chúng sẽ sử dụng toàn sức lực quấy rầy bạn đòi bú thêm suốt đêm dài!

Cho bú theo lịch trình là khi mẹ chọn chu kỳ cho bú dựa theo những yếu tố như cân nặng và số tháng, và chỉ cho bé bú vào những khung thời gian này, dù cho bé có đang say giấc hay chưa sẵn sàng. Đối với phụ nữ đang cho con bú, rất khó để biết được lượng sữa mẹ cho con bú là bao nhiêu để việc cho bú theo lịch trình có thể dung hoà được tổng số dinh dưỡng bé hấp thu trong suốt 24 giờ. Trong những ngày đầu sau sinh, nếu trẻ không bú khi chúng đói, sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn.

2: Thời gian cho bé bú?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho ăn theo nhu cầu, WHO khuyến nghị cho bú theo nhu cầu của bé. Điều này có nghĩa là bạn bắt đầu cho bú khi bé có dấu hiệu đói và ngừng khi bé cảm thấy no (hoặc từ chối bú tiếp). Tất cả các bé đều khác nhau, và một số bé có thể đòi ăn thường xuyên hơn những bé khác. Một số cách để xác định xem bé có đói bao gồm:

  • Đeo bám (tìm kiếm vú mẹ)
  • Có hành động mút tay hoặc đưa tay lên miệng
  • Nhìn tỉnh táo hoặc bồn chồn hơn

Khóc có thể là dấu hiệu muộn của sự đói và không phải là dấu hiệu tốt để xác định xem bé có đói không.

Trung bình, bé có thể bú bất cứ lúc nào từ 8-12 lần trong vòng 24 tiếng. Có thể hơi khó hiểu đúng không – điều này nghĩa là mẹ cho bé bú sau 2-3 tiếng? Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu bé không bú sau 3 tiếng? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bé có dấu hiệu đói trước 2 tiếng? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bé bú 15 lần một ngày, hoặc chỉ bú 7 lần? Làm thế nào để bạn biết được khi nào nên cho bé bú?

Câu trả lời là: điều đó tuỳ thuộc vào BÉ CỦA BẠN và hãy nhớ rằng đây chỉ là những hướng dẫn chung chứ không phải quy tắc bắt buộc!

Nếu bé bú sữa mẹ, bé có thể bú từ một bên vú hoặc cả hai, hoặc chuyển từ bên này sang bên kia và lập lại. Nếu bạn chọn sữa công thức, mẹ phải tuân theo bảng hướng dẫn pha ở trên lon sữa kĩ càng để đảm bảo cung cấp cho bé hàm lượng đúng với số tháng tuổi của bé. Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ khuyến khích bạn ghi lại số lon sữa và thời gian từng lần bú để mô phỏng được mô hình phát triển của trẻ. Khi bé lớn, tần suất cho bé sẽ giảm dần, vì hàm lượng sữa trong một lần bú sẽ tăng lên.

3: Bé nên uống bao nhiêu sữa?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho bé đến 6 tuổi vì sữa mẹ cung cấp tất cả các dưỡng chất và năng lượng cần thiết để trẻ phát triển. Trong trường hợp bú sữa mẹ không khả thi, sữa công thức cho trẻ sơ sinh là một sự thay thế. Bé sẽ bú nhiều lần trong ngày trong giai đoạn hai tháng đầu vì đây là khoảng thời gian bé phát triển rất nhiều. Tuần đầu tiên sau khi sinh sẽ rất bận rộn, nên mẹ phải chuẩn bị trước những yêu cầu bú của bé. Lượng sữa bé bú sẽ tăng nhanh trong suốt tuần, bé bắt đầu bú với một lượng rất nhỏ mỗi lần và sẽ tăng lên trung bình khoảng 65ml mỗi lần bú. Mẹ cũng cần chú ý là sữa mẹ cũng sẽ thay đổi. Một số mẹ có thể tích sữa nhỏ, thì bé sẽ bú thường xuyên hơn so với mẹ có thể tích sữa nhiều hơn. Tuy nhiên, vài mẹ có thể tích sữa lớn cũng cần cho bé bú một cách thường xuyên


4: Bạn có nên cho bé bú nhiều hơn không?
Đây là bảng hướng dẫn cho việc bụng của trẻ phát triển như thế nào trong những tháng đầu tiên và khối lượng sữa bé có thể hấp thụ trong một lần bú. Bé có thể yêu cầu bú thêm hoặc sẽ bú dung lượng lớn hơn, điều này hoàn toàn bình thường. Việc bé tăng cân và phát triển đều đồng nghĩa với việc bé đã được cho bú đúng liều lượng. Trẻ sơ sinh thường sẽ giảm 5-10% trọng lượng so với lúc mới sinh trong tuần đầu và tăng cân lại trong 2 tuần tiếp theo. Nếu bé không tăng cân, hãy tư vấn với bác sĩ hoặc y tá nhi.

Trẻ được sinh ra với khả năng tự điều chỉnh hàm lượng sữa chúng hấp thụ. Nghĩa là khi bé no, bé sẽ tự động ngừng bú. Bé có thể bỏ vú hoặc chai và ngủ thiếp đi. Nếu bé được bú bình, chú ý không ép bình vào bé để tránh khuyến khích trẻ bú quá nhiều.

5: Bạn nên ăn những loại thực phẩm nào trong thời gian cho con bú? 

Nuôi con bằng sữa mẹ cần thêm khoảng 2000 kilojun mỗi ngày. Hầu hết phụ nữ đều thèm ăn và khát nước hơn trong giai đoạn này. Một chế độ ăn uống cân bằng được khuyến khích trong thời gian cho con bú do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao. Thực phẩm giàu protein và giàu chất dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho ngày dài. Một vài gợi ý giúp ngăn ngừa tăng cân không cần thiết và cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho mẹ và bé như là:

  • Ăn 3 bữa chính với thực đơn cân bằng carbohydrate tiêu hóa chậm, nạc protein, và một số loại rau củ nhiều màu sắc
  • Tối đa 3 món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe giúp tăng lượng protein cho cơ thể như sữa chua, phô mai, hạt, thanh muesli ít đường, bánh quy giòn, trứng luộc
  • Uống thêm nhiều chất lỏng như nước lọc, sữa, nước ngọt ít đường
  • Tránh ăn những thực phẩm và đồ uống có lượng đường cao để tránh ảnh hưởng đến khả năng giải phóng năng lượng và góp phần tăng cân.Thay vào đó, bạn có thể uống nước trái cây tươi, các loại hạt và sữa chua làm từ trái cây.

Xem xét những ý kiến sau:

  • Tránh uống rượu trong tháng đầu tiên khi cho con bú hoặc đến khi bé đã bú theo lịch. Hạn chế uống rượu trong suốt 2 tiếng sau khi cho con bú
  • Hạn chế tiêu thụ caffeine – uống một đến hai tách trà hoặc cà phê mỗi ngày thì vẫn được cho phép
  • Một số bé sẽ bị đầy khí và/hoặc khó chịu khi mẹ ăn tỏi, hành, cải bắp và bông cải
  • Khi bé có phản ứng như dị ứng hoặc không hấp thụ được sữa mẹ thường là liên quan đến chế độ ăn uống của mẹ. Nguồn nguyên do có thể khác nhau, nhưng triệu chứng thì thường giống nhau – bé không yên, đau bụng, trúng gió, trào ngược, hoặc dị ứng, phát ban. Trước khi loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống của bạn, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để xác định nguyên nhân chính xác để tránh bỏ lỡ những vấn đề tiềm ẩn gây nguy hiểm đến sức khoẻ
  • Giảm cân không được khuyến khích trong thời gian cho con bú. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh giúp mẹ giảm cân về lâu dài, nên hãy cứ bình tĩnh nhé!

Tăng nguồn cung của sữa

Cho con bú bằng sữa mẹ sẽ giúp mẹ có khoảng thời gian đặc biệt cùng con, nhưng cũng căng thẳng không kém. Nếu bạn đang lo lắng về nguồn sữa của mình, hãy bổ sung thêm sữa mẹ vào ban ngày và ban đêm, đảm bảo môi trường thoải mái và thư giãn cho mẹ bé tiếp xúc da kề da. Để biết bé có bú đủ sữa hay không, bạn có thể:

  • Quan sát ngôn ngữ cơ thể – bé thường sẽ vui vẻ sau khi bú no
  • Xem xét tốc độ tăng trưởng và tăng cân của trẻ
  • Quan sát tần suất trẻ đi nặng và màu của nước tiểu trong tã

Khi núm vú đau và/ hoặc xảy ra nhiễm trùng. Hiệp hội nuôi con bằng sữa mẹ của Úc khuyên mẹ nên tiếp tục cho con bú. Hãy luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định được hướng giải quyết. Một số thực phẩm cũng giúp tăng cường cung cấp sữa. Mặc dù chưa được chứng thực, nhưng những thực phẩm sau đây cũng mang lại một số lợi ích dinh dưỡng để bổ sung năng lượng cho mẹ:

  • Yến mạch cán – ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, protein và sắt
  • Nấm men bia – giàu chất xơ, sắt và vitamin B và có thể cho vào sinh tố, sữa hoặc khi nướng bánh

6: Những thói quen khác ngoài việc cho con bú? 

Nhiều chuyên gia sức khoẻ nhi tin rằng phụ huynh nên tạo thói quen bao gồm bú, chơi và ngủ cho bé. Sau khi cho bé bú, bạn có thể thay tã, và dành thời gian tập nằm sấp cho con. Sau khi chơi, bé sẽ mệt và đây là lúc bạn có thể ru con ngủ. Khi trẻ thức, bạn có thể lập lại trình tự tương tự. Quan trọng là phải đảm bảo trẻ tiêu thụ tất cả những dưỡng chất cần thiết từ sữa để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ.

Tóm tắt

Trong khi có một số ý kiến và đề xuất về khung thời gian và phương thức cho bé bú, thì vẫn có một số điểm phụ huynh cần cân nhắc:

  • Cho bé bú theo nhu cầu được khuyến khích trong những tháng đầu đời
  • Nuôi con bằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Khối lượng sữa trẻ tiêu thụ trong 24 giờ sẽ tùy thuộc vào từng bé
  • Nếu bạn lo lắng về sức khoẻ và sự tăng cân của bé, hãy tìm lời khuyên từ đội ngũ y bác sĩ.

Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất 

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì mang lại khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống về mặt dinh dưỡng và cũng mang lại những lợi ích khác cho mẹ và bé. Có một chế độ ăn uống cân bằng khi cho con bú bằng sữa mẹ cũng rất quan trọng. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh chỉ nên được sử dụng sau khi bạn đã nhận được lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe. Quyết định không cho con bú bằng sữa mẹ sẽ rất khó để quay đầu lại và việc cho trẻ bú bình sẽ làm giảm nguồn cung cấp của sữa mẹ. Bạn cũng nên xem xét kỹ chi phí của việc sử dụng sữa công thức. Nếu bạn sử dụng sữa công thức, bạn phải làm theo tất cả các hướng dẫn về bảng hướng dẫn pha và hàm lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đây là lưu ý quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ.

Lưu ý sử dụng: Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không nên thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến và đưa ra đánh giá về thông tin. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng sức khoẻ của bé

Khi nào nên thêm đường vào bữa ăn của bé?

Đường có trong nhiều loại thực phẩm và thường được thêm vào các thực phẩm đóng gói được tiêu thụ hằng ngày tại Úc. Đường thường được sử dụng để gia tăng hương thơm và vị ngọt của thực phẩm và điều đáng sợ nhất các sản phẩm này là các sản phẩm được thiết kế dành cho trẻ nhỏ.

Có bao nhiêu loại đường?

Đường được phân ra làm hai nhóm: được thêm vào hoặc hình hành tự nhiên. Đường hình thành tự nhiên thường được tìm thấy trong nhiều nhóm thực phẩm như trái cây và sữa. Đường được thêm vào như đường trắng – được thêm vào tuỳ ý trong quy trình sản xuất của khá nhiều loại thực phẩm bao gồm sản xuất bánh kẹo. Dưới đây là các loại đường thuờng được tìm thấy trong các sản phẩm thực phẩm đóng gói:

  • Đường trắng hoặc nâu
  • Mật ong
  • Sirô ngô fructose cao
  • Đường nha
  • Đường Agave (từ cây thùa)
  • Các loại đường thô/mịn/dừa/mía
  • Sirô glucose
  • Siro vàng
  • Nước trái cây cô đặc
  • Mật đường Treacle
  • Mật mía

Tại sao cần cân nhắc khi sử dụng đường?

Đầu tiên, đường thêm vào thực phẩm thường tạo ra calo rỗng. Trong khi đường bổ sung năng lượng tức thì cho cơ thể, nhưng lại không cung cấp dưỡng chất cần thiết, đặc biệt đường trong bánh kẹo. Đường là một trong các nguyên nhân gây tăng cân, béo phì và ảnh hưởng xấu đến hành vi ăn uống ở trẻ, lựa chọn thực phẩm nghèo nàn chất dinh dưỡng cũng là do sử dụng đường quá nhiều khi còn nhỏ. Dù tất cả chúng ta khi sinh ra đều yêu thích vị ngọt, nhưng bằng chứng cho thấy giảm thiểu lượng đường bổ sung có thể giúp giảm gánh nặng thừa cân và béo phì ở trẻ em.1-2

Béo phì ở trẻ em đã đạt ngưỡng tỷ lệ dịch tại Úc trong đó cứ 1 trong 4 trẻ trong độ tuổi 2-17 được ghi nhận là thừa cân hoặc béo phì.3 Hệ quả dẫn đến sự phát triển sớm của bệnh tiểu đường, ung thư và bệnh tim, có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ.2-3 Ngoài ra, trẻ em có thể bị ảnh hưởng bởi sự kỳ thị liên quan đến việc thừa cân, ảnh hưởng đáng kể đến lòng tự trọng và tâm trạng.4

Các loại đường nên sử dụng cho bé?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị người lớn và trẻ em không nên tiêu thụ quá 5-10 muỗng cà phê đường bổ sung mỗi ngày.5 Thực tế cho thấy ước tính người Úc có thể tiêu thụ trung bình 25 muỗng cà phê đường mỗi ngày!3 Vậy thực phẩm nào có thể chứa thêm đường?

  • Ngũ cốc ăn sáng và một số bánh mì như bánh mì hoa cúc
  • Bánh kem, bánh ngọt, thanh ngũ cốc và bánh quy
  • Nước ngọt, nước uống thể thao và nước trái cây
  • Bánh kẹo
  • Nước sốt và gia vị
  • Sữa chua, kem và sữa có hương vị
  • Trái cây và rau quả ngâm đóng hộp

Đặc biệt trong bảng dưới đây là lượng đường tương đương được tìm thấy trong các loại thực phẩm thường được tiêu thụ. Thức uống ngọt chứa nhiều đường hơn so với các loại thực phẩm khác như ngũ cốc và một số loại sữa chua.5

Food with added sugar Teaspoons of sugar
600mls Cola 15
1 chocolate bar (50g) 7
300mls Flavoured chocolate milk 7
250mls Orange Juice 6
1 tub regular yoghurt (175g) 5
2/3 cup Coco pops cereal 3
1 Muesli bar 2
1 tbsp tomato ketchup 1

 

Hiện tại có trên 30 quốc gia đã áp dụng đánh thuế các mặt hàng thức uống chứa đường để giảm tổng lượng tiêu thụ đường, chủ yếu trong các sản phẩm cho trẻ em,

Úc sẽ sớm áp dụng loại thuế tương tự, nguyên nhân khác là vì thực phẩm nhanh hay đồ ăn vặt, vẫn được tiêu thụ thường xuyên ở tất cả các nhóm tuổi.6

Khi nào nên thêm đường vào bữa ăn của trẻ và trẻ nên tiêu thụ bao nhiêu lượng đường?

Trẻ có thể tiêu thụ đường được chuyển hoá tự nhiên có trong sữa, trái cây và lưu ý tránh nhầm lẫn với các loại sữa được thêm đường.

Có 3 điểm bạn có thể tìm thấy trên bao bì để xác định sản phẩm có bổ sung thêm đường.

  1. Danh mục thành phần: cung cấp tất cả các thành phần có trong sản phẩm đóng gói. Bởi vì đường có nhiều tên khác nhau như sucrose, mật ong và glucose, bạn nên tự làm quen với các tên trên để phòng tránh. Thứ tự của các thành phần liệt kê thường cho biết lượng đường trong sản phẩm, nếu có. Tốt nhất bạn nên tránh các sản phẩm có chứa đường bổ sung thường được liệt kê trong 3 thành phần đầu tiên.
  2. Bảng thông tin dinh dưỡng: cung cấp tổng lượng đường trên mỗi 100g hoặc ml sản phẩm. Con số chấp nhận được là >10g tổng lượng đường/ 100g sản phẩm.
  3. Công bố dinh dưỡng: Có hai công bố dinh dưỡng quan trọng cần chú ý bao gồm:
  • “Không thêm đường” xác nhận sản phẩm không chứa đường bổ sung trong quá trình sản xuất và chế biến
  • “Không chứa đường” xác nhận sản phẩm chứa ít hơn 0,5g đường mỗi khẩu phần

Nguồn: Kellogg’s Coco Pops
Nguồn: Carmen’s Muesli Bars

Lên thực đơn

Gợi ý đơn giản giúp hạn chế lượng đường tiêu thụ trong bữa ăn của trẻ bao gồm:

  • Hạn chế thực phẩm đóng gói
  • Đọc nhãn thực phẩm (NIP)
  • Đọc danh mục thành phần tất cả các loại thực phẩm đóng gói
  • Hãy tìm những nhãn có công bố ‘không thêm đường” và ‘không chứa đường”

Dưới đây là một kế hoạch bữa ăn mẫu có thể được điều chỉnh cho người lớn và trẻ em:

  • Bữa sáng: Yến mạch cán dẹt, chuối nghiền và sữa
  • Trà buổi sáng: Sữa chua (không thêm đường)
  • Bữa trưa: bánh mì kẹp với bơ đậu phộng tự nhiên (không thêm đường)
  • Trà chiều: bánh quy phô mai và bánh gạo
  • Bữa tối: Spaghetti thịt bò với thêm rau củ nghiền
  • Bữa ăn tối: trái cây tươi
  • Đồ uống: nước, nước khoáng và sữa

Bellamy’s Organic là nhãn hiệu hữu cơ duy nhất được chứng nhận và sản xuất tại Úc, cung cấp sản phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ mọi độ tuổi từ lúc sơ sinh. Đa số sản phẩm được làm bằng cách sử dụng vị ngọt tự nhiên của trái cây và rau quả như táo, quả mọng và bí ngô. Tất cả các sản phẩm đều được chứng nhận hữu cơ bởi NASAA (Hiệp hội Nông nghiệp bền vững Úc) và ACO (Chứng nhận Hữu cơ của chính phủ Úc), là các cơ quan chứng nhận chính và đáng tin cậy của Úc đối với các sản phẩm hữu cơ đảm bảo rằng các sản phẩm của chúng tôi không có chất tổng hợp hay hóa chất độc hại.

Người giới thiệu:

  1. Ventura AK et al. Early influences on the development of food preferences, Current Biology, Volume 23(9) 2013 Accessed at: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S096098221300208X#bib142
  2. Sylvetsky AC et al. Consumption of low-calorie sweetened beverages is associated with higher total energy and sugar intake among children, NHANES 2011-2016. Pediatr Obes. 2019 Accessed at: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/31044560
  3. Australian Institute of Health and Welfare; Data sources for monitoring overweight and obesity in Australia. Accessed at: https://www.aihw.gov.au/getmedia/248db8ea-1d6e-46f0-a6bd-88889e4a53bf/aihw-phe-244.pdf.aspx?inline=true
  4. Hirschfeld-Dicker.L et al.  Preferred weight-related terminology by parents of children with obesity. Acta Paediatr. 2019 Apr;108(4):712-717 Accessed at: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/30118160
  5. Regan L. Bailey et al. Sources of Added Sugars in Young Children, Adolescents, and Adults with Low and High Intakes of Added Sugars, Nutrients. 2018 Jan; 10(1): 102.
  6. Lee MMet al. Sugar-Sweetened Beverage Consumption 3 Years After the Berkeley, California, Sugar-Sweetened Beverage Tax, Am J Public Health. 2019 Apr;109(4):637-639. Accessed at: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/30789776

Tại sao con tôi bị táo bón?

Không dễ chịu gì khi phải nhìn con bị táo bón. Trừ khi bố mẹ xác định được lý do tiềm ẩn khiến con bị táo bón, nếu không con sẽ tiếp tục bị táo bón.

Vậy nên khi con bắt đầu ăn dặm và bạn thường xuyên thấy con bị tắc cổ họng, đây có thể là lí do phổ biến khiến trẻ bị táo bón.

Lý do bị táo bón: Không cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể

Để quản lý và phòng ngừa táo bón cho trẻ, phụ huynh cần đảm bảo cung cấp đủ chất lỏng cho trẻ sơ sinh. Chất lỏng có thể là sữa mẹ, sữa công thức hoặc kết hợp cả hai – sẽ giúp đảm bảo cung cấp đủ chất lỏng cho trẻ. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước có thể là tã ít ướt hơn bình thường, nước tiểu có màu vàng sẫm, trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, khóc không có nước mắt và thở nhanh hơn bình thường.

Khi bé được sáu tháng tuổi, phụ huynh có thể cung cấp thêm chất lỏng cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội bằng bình hoặc cốc. Khi con thường xuyên khát và cần thêm nước, con sẽ uống dễ dàng hơn và thường xin thêm để uống – nên phụ huynh hãy quan sát những dấu hiệu này

Lý do bị táo bón: Thay đổi trong thói quen ăn uống

Điều quan trọng phụ huynh cần biết là khi trẻ lần đầu tiên ăn thực phẩm dạng đặc, trẻ thường bị táo bón hơn, vậy nên phụ huynh nên cho bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức trước khi ăn để đảm bảo trẻ nhận đủ lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể. Nên tập cho trẻ ăn thực phẩm dạng đặc dần dần và với lượng nhỏ (từ một đến hai muỗng cà phê mỗi bữa ăn), bắt đầu với rau củ hoặc trái cây xay nhuyễn trước khi chuyển sang những loại thực phẩm khác hoặc tăng khối lượng thực phẩm từ từ.

Cho trẻ thử nhiều loại thực phẩm cũng rất quan trọng. Ví dụ, ngũ cốc và yến mạch tốt cho trẻ, nhưng cũng nên cung cấp thêm chất xơ cho trẻ với trái cây và rau củ. Cung cấp cho trẻ một lượng rau củ trộn một lần một ngày sẽ đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng chất xơ cho trẻ. Đối với trẻ đang trong giai đoạn tập đi, từ chín tháng tuổi trở lên, phụ huynh có thể cung cấp thêm chất xơ cho trẻ bằng bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Lý do bị táo bón: Hàm lượng pha sữa chưa chính xác

Nếu trẻ bị táo bón và đang uống sữa công thức, hãy luôn kiểm tra để đảm bảo hàm lượng pha chế chính xác/ Nếu trẻ uống đúng hàm lượng sữa khuyên dùng, thì khi trẻ tới khoảng sáu tháng, có thể cho trẻ uống thêm nước sôi để nguội để cung cấp thêm lượng nước cho cơ thể trẻ.

Lý do bị táo bón: Uống quá nhiều sữa

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ trong giai đoạn tập đi, tiêu thụ quá nhiều sữa (hơn 800 đến 1,000ml mỗi ngày) có khả năng dẫn đến táo bón do trẻ hấp thụ quá nhiều lượng canxi. Uống quá nhiều sữa sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, từ đó làm giảm lượng chất xơ hấp thụ qua trái cây và rau củ. Trẻ giai đoạn 12 tháng sẽ không cần nhiều hơn 600 đến 800ml sữa công thức hoặc sữa mẹ mỗi ngày, và trẻ hơn 12 tháng tuổi sẽ không cần hơn 600ml sữa công thức hoặc sữa mẹ mỗi ngày.

Thường phụ huynh sẽ tìm các biện pháp điều trị cho táo báo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, như thuốc viên, bột – nhưng sự thật thì trong đa số các trường hợp, tình trạng táo bón sẽ giảm khi phụ huynh kết hợp tăng cường chất xơ và rau củ cũng như cung cấp thêm chất lỏng cho trẻ. Rất hiếm khi táo bón có liên quan tới tình trạng sức khoẻ khác và trẻ có thể cần gặp bác sĩ chuyên khoa. Các dấu hiệu cho thấy trẻ cần theo dõi từ bác sĩ chuyên khoa như táo bón mãn tính, chảy máu hậu môn, hoặc sau khi điều chỉnh ăn uống trong vài ngày, trẻ vẫn cảm thấy khó chịu hoặc cơn đau không thuyên giảm.

Hiểu về Hữu Cơ

Nguồn cung cấp táo hữu cơ cho snacks trái cây sấy hữu cơ của Bellamy’s Organic đến từ một trong những vườn táo tại Tasmania

Ngành công nghiệp có đầy rẫy thuật ngữ 100% từ thiên nhiên, tốt cho sức khoẻ, thân thiện với môi trường, siêu thực phẩm. Chúng đều được phát minh bởi các nhà tiếp thị thông minh và không có định nghĩa rõ ràng hay tiêu chuẩn nào. Hữu cơ thì không như vậy. Vậy nên bạn có thể đang tự hỏi hữu cơ là gì và hữu cơ sẽ đem lại lợi ích gì cho gia đình bạn. Bài viết này sẽ phác hoạ cho bạn hữu cơ là gì, và những lợi ích sức khoẻ hữu cơ sẽ mang lại cho cuộc sống của bạn và gia đình bạn

1. Hữu cơ là gì?

Sản phẩm hoặc thực phẩm hữu cơ đồng nghĩa với việc quy trình sản xuất của sản phẩm phải bắt buộc tuân theo những luật lệ nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm được sản xuất một cách tự nhiên nhất. Nói đến thực phẩm, thực phẩm hữu cơ phải tuân theo những yêu cầu sau để đạt chứng nhận hữu cơ. Bao gồm:

  • Sản xuất hữu cơ – Tất cả cơ sở sản xuất thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu của chứng nhận hữu cơ và và không sản xuất thực phẩm phi hữu cơ (sản phẩm thông thường) cùng một cơ sở. Kiểm định viên thường xuyên kiểm định để đảm bảo nhà máy đáp ứng yêu cầu quy định.
  • Canh tác hữu cơ – tất cả các trang trại cung cấp nguyên liệu thô cho thực phẩm hữu cơ như sữa, và sản phẩm tươi cũng phải đạt chứng nhận hữu cơ. Kiểm định viên thường xuyên kiểm định để đảm bảo nhà máy đáp ứng yêu cầu quy định.
  • Thực phẩm hữu cơ bắt buộc phải:
    • Sinh vật biến đổi gen (GMO)
    • Không có chất bảo quản
    • Không chất tạo màu và hương liệu
    • Không thuốc trừ sâu tổng hợp
    • Không hóc-môn tăng trưởng
    • Không kháng sinh

Các cơ quan quản lý cũng có danh sách những thành phần được phép xem xét cho cơ sở sản xuất thực phẩm hữu cơ và cũng có danh sách những thành phần bị cấm sử dụng và sẽ tước chứng nhận hữu cơ của cơ sở nếu phát hiện chúng được sử dụng. Thực phẩm hữu cơ có thể là trái cây tươi và rau củ, và cũng bao gồm thực phẩm đóng hộp trong siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi. Nếu sản phẩm được bày bán, và nếu sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ, thì sản phẩm phải tuân thủ được những quy tắc trên. Có hai cơ quan quản lý tại Úc cấp chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm hữu cơ nếu đạt những chỉ tiêu đặt ra.

  • Chứng nhận hữu cơ chính phủ Úc (ACO)
  • Hiệp hội Nông nghiệp Bền vững Úc (NASAA)

Không cần thiết phải đạt chứng nhận hữu cơ đôi để tuyên bố chứng nhận hữu cơ, nhưng bắt buộc phải có logo của Chứng nhận Hữu cơ Úc trên bao bì sản phẩm như sau:

Điều quan trọng là bạn phải xem kĩ logo chứng nhận hữu cơ để đảm bảo rằng bạn đang mua một sản phẩm hữu cơ. Một số sản phẩm có sẵn trong siêu thị có thể ghi “được làm từ nguyên liệu hữu cơ” nhưng điều này không đồng nghĩa sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ. Những logo này đảm bảo cho người tiêu dùng an tâm rằng họ đang mua những sản phẩm hữu cơ thật.

2. Bạn có thể tìm mua sản phẩm hữu cơ ở đâu ?

3. Thực phẩm hữu cơ có thật sự tốt hơn cho bé ?

Nhiều tài liệu nghiên cứu về sự khác biệt giữa canh tác thông thường và canh tác hữu cơ lên lợi ích sức khoẻ. Trong lúc những nghiên cứu này vẫn đang tìm câu trả lời, chúng tôi có một số sự thật thú vị về sản phẩm hữu cơ cho tới hiện nay:

  • Một nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện vào năm 2014 chủ đề về hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sữa thông thường và sữa hữu cơ. Ngoài ra, họ tìm ra được tỷ lệ omega 6 và omega 3 (thấp hơn) sẽ mang lại kết quả tốt cho sức khoẻ trong lâu dài
  • Nghiên cứu quy mô lớn cũng tìm ra lượng chất chống oxy hoá và vitamin E cao hơn trong sản phẩm hữu cơ so với sản phẩm thông thường
  • Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy mức độ kim loại nặng tên catmi cao hơn trong cây trồng thông thường do sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón. Catmi được cho là có liên quan đến suy giảm hành vi và nhận thức ở trẻ em

Nghiên cứu này nhằm nhấn mạnh rằng việc tiêu thụ sản phẩm hữu cơ sẽ giúp giảm thiểu việc tiêu thụ với các hoá chất độc hại và tổng hợp có trong phân bón và thuốc trừ sâu. Dù chưa có nhiều nghiên cứu về GMO cũng như ảnh hưởng của chúng lên sức khoẻ trong lâu dài, nhưng chúng tôi nghĩ rằng việc can thiệp vào mẹ thiên nhiên sẽ không tốt đến sức khoẻ của bé và chúng tôi không muốn thử nghiệm điều đỏ với trẻ em của Bellamy’s Organic

4. Hữu cơ có hiếm không ?

Nông dân không thể quyết định chuyển đổi sang hữu cơ chỉ trong một đêm. Phải mất tối thiểu 3 năm để chuyển đổi một trang trại thông thường sang trang trại hữu cơ được chứng nhận và điều này cho chúng ta thấy được để đào thải tất cả các hoá chất độc hại từ đất cần rất nhiều thời gian. Hoàn toàn không có lối tắt nào cho canh tác hữu cơ và đối với những ai muốn chuyển đổi trang trại sang hữu cơ tại Úc, họ bắt buộc phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt do ACO và NASAA đặt ra, để đảm bảo đạt được chứng nhận trong lâu dài. Đó là lí do tại sao chỉ 1% diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đạt chứng nhận hữu cơ. Các sản phẩm hữu cơ ngày càng có mặt tại nhiều cửa hàng và siêu thị lớn hơn trước và thường nằm trong dãy thực phẩm tốt cho sức khoẻ và thực phẩm trẻ em

Tóm tắt

Sản xuất thực phẩm hữu cơ đang ngày càng trở nên phổ biến hơn khi mọi người nhận thức được lợi ích của việc tiêu thụ sản phẩm tự nhiên. Thực phẩm hữu cơ có thể tìm thấy ở hầu hết các siêu thị lớn và logo chứng nhận hữu cơ cũng giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi họ biết mình đang mua một sản phẩm không chứa hoá chất tổng hợp và độc hại, không chứa hóc-môn và không chứa kháng sinh có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nông nghiệp hữu cơ rất hiếm, khi chỉ 1% đất nông nghiệp trên thế giới đạt chứng nhận hữu cơ, nhưng con số này ngày một tăng, thống kê này chắc chắn sẽ tăng cao hơn trong nhiều năm tới để giúp cho sản phẩm hữu cơ tiếp cận nhiều hơn đến người dùng

Lưu ý sử dụng: Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không nên thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến và đưa ra đánh giá về thông tin. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng sức khoẻ của bé

Đăng ký nhận tin

Các chương trình khuyến mại

icon messenger map icon chat-active-icon
0898287888