Chào mừng bạn đến với Bellamy's Organic Việt Nam

Chào mừng bạn đến với Bellamy’s Organic.

Chúng tôi hiểu rằng, ba mẹ luôn cố gắng để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con của mình, đặc biệt là trong những năm đầu đời.

Bellamy’s Organic luôn làm việc tuân thủ theo các hướng dẫn cụ thể để tiếp thị sản phẩm một cách có trách nhiệm. Chúng tôi hiểu rằng, nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tốt nhất để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trẻ, mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng trong thời kỳ mang thai và cho con bú cũng rất quan trọng. Các chuyên gia y tế, chăm sóc sức khỏe luôn hỗ trợ và đưa ra lời khuyên để đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp.

Ba mẹ cũng cần phải xem xét những tác động về mặt xã hội, chi phí cũng như nhu cầu sử dụng sữa công thức. Bao gồm cả việc tuân thủ chính xác hướng dẫn sử dụng vì nếu sử dụng sai cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ – cũng giống như các loại thức ăn hoặc phương pháp cho ăn không phù hợp khác.

Bạn cần lưu ý rằng nếu bắt đầu cho bé bú bình một phần hoặc hoàn toàn, có thể làm giảm lượng sữa mẹ – và việc kích lại sữa như trước là không dễ dàng.

Tất cả thông tin về sản phẩm Bellamy’s Organic trên trang web này đều nhằm mục đích cung cấp thông tin, định hướng cho người tiêu dùng – không thể thay thế cho các chuyên gia y tế.

Nếu bạn đã hiểu và muốn tìm hiểu thêm về chúng tôi, vui lòng nhấp vào “Tôi đồng ý”.

Nutrition & Recipes

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đang tập đi

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đang tập đi

Trẻ phát triển chậm hơn trong năm thứ hai, nghĩa là trẻ trong giai đoạn tập đi ăn ít hơn so với trong năm đầu đời. Trẻ trong giai đoạn này có dạ dày nhỏ và khoảng thời gian chú ý ngắn và bắt đầu khẳng định tính độc lập. Do đó trong giai đoạn này, trẻ thường ăn hàm lượng nhỏ, kén ăn và từ chối ăn là những dấu hiệu thường thấy.

Mặc dù vậy, chế độ săn uống lành mạnh và cân bằng cùng với dinh dưỡng phù hợp vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, đồng thời đặt nền móng cho thói quen ăn uống về sau. Trẻ trong giai đoạn tập đi nên được cung cấp nhiều loại thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm có trong Cẩm nang Hướng dẫn Ăn Uống Lành mạnh của Úc.

Ăn những thực phẩm mới là kỹ năng mà trẻ sẽ học dần dần, tương tự như quá trình tập đi. Ba mẹ có thể sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn này, nhưng điều này sẽ cho con chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Hãy nhớ rằng một ngày nào đó, con sẽ có thể ăn và tận hưởng nhiều loại thức ăn khác nhau.

Nếu ba mẹ đang lo lắng chế độ ăn uống của trẻ đang thiếu hụt dinh dưỡng thì Sữa Công Thức Hữu Cơ Bước 3 có thể đóng vai trò hỗ trợ, song song với chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng. Sữa Công Thức Bước 3 cho trẻ trong giai đoạn tập đi kết hợp những lợi ích về sức khỏe của sữa, khi trẻ thiếu hụt năng lượng và dinh dưỡng. Sữa Công Thức Bước 3 có thể được dùng cho bữa ăn sáng, dung để nướng hoặc nấu cùng thức ăn khác, để bổ sung thêm dinh dưỡng và hương vị vào thức ăn.

Sữa Công Thức Hữu Cơ Bước 3 cho trẻ trong giai đoạn tập đi của Bellamy’s Oragnic là thức uống từ sữa được bổ sung thêm 16 loại vitamin và khoáng chất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Không giống như những loại sữa hàng đầu trên thị trường, Sữa công thức hữu cơ Bước 3 của Bellamy’s Organic không chứa thêm đường ăn (sucrose), dextrose, maltodextrin, và không thêm màu nhân tạo, chất bảo quản hay bất kì hương liệu tự nhiên nào. Điểm cộng của sản phẩm này chính là được sản xuất tại Úc!

Ăn những món ăn mới là kỹ năng mà trẻ học dần dần. Trong lúc đó, ba mẹ có thể yên tâm khi biết rằng con đang nhận được nguồn dinh dưỡng chất lượng từ sữa dành cho trẻ đang trong giai đoạn tập đi từ những chuyên gia nghiên cứu chuyên nghiệp như Sữa công thức hữu cơ Bước 3 của Bellamy’s Organic, kết hợp cùng chế độ ăn uống lạnh mành. Chỉ cần ba mẹ cung cấp cho con những thực phẩm bổ dưỡng thì không cần quá lo lắng khi con không ăn nhiều. Trẻ trong giai đoạn tập đi rất giỏi trong việc tự nhận biết chúng cần ăn bao nhiêu, bụng của các con sẽ nói lên sự thật và chúng sẽ phát triển mạnh trong giai đoạn này đấy!

 

 

Phương pháp tập ăn dặm cho bé

Phương pháp tập ăn dặm cho bé

 

Trong bốn đến sáu tháng đầu đời của bé, cơ thể của bé dựa vào hấp thụ sắt có trong bào thai, sau đó bé được bổ sung sắt trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi bé tiếp tục phát triển, chỉ nguồn dinh dưỡng từ sữa là chưa đủ, do đó, bé cần thức ăn đặc để hấp thu nhiều hơn cho sự tăng trưởng. 

Không dễ để biết khi nào trẻ đã sẵn sàng để chuyển sang ăn dặm, vì quá trình này khác nhau ở mỗi trẻ. Một số enzyme trong miệng và tuyến tụy của bé chưa phát triển đủ đến khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, khiến trẻ rất khó tiêu hóa thức ăn. Đây cũng là một trong những lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế Giới khuyến cáo sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong sáu tháng đầu đời. Tổ chức Y tế Thế Giới khuyến khích nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cho đến 6 tháng tuổi, sau đó tiếp tục bú sữa mẹ và cho ăn dặm với những thực phẩm phù hợp đến 2 tuổi. 

Tại thời điểm này, sẽ có một vài dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng hoặc chưa chuyển sang ăn dặm, như là 

  • Nếu bé đã có thể tự ngồi và kiểm soát tốt đầu và cổ 
  • Nếu bé tỏ ra thích thú với thức ăn trên đĩa của thành viên khác trong gia đình
  • Bé vẫn quấy rối sau khi được bú sữa mẹ hoặc bú bình
  • Bé đã có thể đẩy chất lỏng xuống sau miệng và/hoặc bắt đầu có chuyển động “nhai”

Mẹ có thể thấy các dấu hiệu khác như bé há miệng khi thức ăn đến gần hoặc bé bắt đầu gặm nhiều thứ vào miệng, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của mọc răng. Nếu bé thể hiện một vài hoặc những dấu hiệu như trên, và đã đủ tuổi thì chắc chắn đã đến lúc cho bé chuyển sang ăn dặm.   

Nên cho trẻ bắt đầu với thực phẩm nào? 

Bữa ăn đầu tiên của bé phải mềm và dễ ăn. Ngũ cốc nghiền là lựa chọn tốt nhất để giới thiệu cho bé do tính chất ít gây dị ứng và kết cấu dễ chịu. Các loại ngũ cốc được tăng cường chất sắt được khuyến nghị bởi Hướng dẫn Chế độ Ăn Uống của Úc, để đảm bảo rằng trẻ nhỏ nhận đủ chất sắt để giúp trẻ phát triển.  

Nhiều bậc cha mẹ và chuyên gia y tế cũng khuyên bạn nên cố gắng cho trẻ ăn rau củ xay nhuyễn trước, để trẻ quen dần với mùi vị và khuyến khích trẻ ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng này suốt đời. Tiếp theo sau rau là trái cây xay nhuyễn, và cuối cùng là thịt xay nhuyễn đã được rây. 

Kết cấu của thực phẩm luôn là những trải nghiệm thú vị cho bất kỳ trẻ nào nếm thử và cảm nhận lần đầu tiên. Khuyến khích cho trẻ nếm thử hỗn hợp xay nhuyễn trước tiên, trước khi chuyển sang loại sệt hoặc nghiền, rồi sau cùng mới chuyển sang thực phẩm xắt nhỏ và mềm.  

Thực phẩm hữu cơ, thức ăn hữu cơ xay nhuyễn được làm từ rau và trái cây là một cách tuyệt vời để tập cho trẻ làm quen với thực phẩm dạng đặc. 

Những loại thực phẩm nào không thích hợp? 

Có những loại thực phẩm phù hợp cho bữa ăn đầu tiên cho trẻ, và cũng có những thực phẩm không phù hợp. Ví dụ, đối với trẻ dưới 1 tuổi, uống sữa chưa tiệt trùng không được khuyến khích do khả năng nhiễm trùng cao hơn trong sữa chưa tiệt trùng, gây nguy hiểm đến trẻ nhỏ, người già và người bệnh. Ngoài ra, sữa giảm chất béo cũng không được khuyến nghị cho trẻ dưới 2 tuổi vì chúng cần chất béo trong sữa để tăng trưởng và cung cấp năng lượng. 

Nếu trẻ dị ứng với sữa bò, khuyến cáo cho rằng bạn có thể thay thế bằng sữa đầu nành có đầy đủ chất béo, canxi/  và những đồ uống có nguồn gốc từ thực vật (hạnh nhân, gạo hoặc sữa yến mạch), bạn cũng cần đảm bảo trẻ ăn thực phẩm nhiều protein như thịt, gà, cá, trứng và các loại đậu. 

 

Tránh sử dụng mật ong trước khi trẻ 1 tuổi, vì nó có thể chứa clostridium Botulinum, có thể dẫn đến ngộ độc. 

Bạn cũng cần lưu ý về những thực phẩm có nguy cơ gây ngạt thở cao. Hạt và các loại hạt, dù nhỏ, vẫn có thể vẫn bị dính vào khí quản của trẻ, gây khó chịu và nhiễm trùng. Cần tránh cho trẻ ăn miếng lớn, cần cắt thành nhỏ, cỡ hạt đậu, khi trẻ đã đủ lớn thì chuyển từ xay nhuyễn lên dạng đặc hơn. 

Một giai đoạn chuyển tiếp tốt từ thực phẩm xay nhuyễn sang dạng đặc là tập trung vào các loại thực phẩm mềm hơn, chẳng hạn như trái cây và rau củ nấu chín, thịt mềm, trứng bác. Cuối cùng, cần tránh những loại bột như bơ đậu phộng, vì dễ gây khó nuốt cho trẻ. 

 

Mẹo để giúp bé làm quen thực phẩm mới

Cho bé ăn thử đồ ăn mới không dễ, đặc biệt là sau khi bé ăn thử món gì mà bé không thích. Sau đây là một số mẹo để cho bé yêu thích các món ăn trở lại: 

  1. Làm rối trí trẻ – Bạn có thể sử dụng ý tưởng này nếu cần đến. Nếu bạn muốn lén cho trẻ ăn món mới hoặc tiếp tục cho trẻ ăn những món mà chúng không thích, hãy để sẵn một món đồ chơi gần đó làm trẻ mất tập trung trong lúc cho ăn. Trẻ cần tập trung vào đồ chơi và tiếp tục ăn an toàn. 
  2. Cho trẻ ăn mỗi ngày một lần – Khi lần đầu tiên cho trẻ ăn chất đặc, bạn có thể cho bé ăn một lần mỗi ngày cho trẻ làm quen sau khi bú sữa mẹ hoặc bú bình. Nếu trẻ không muốn ăn thử, hãy bỏ đi và thử lại vào ngày hôm sau. Cho trẻ ăn một lần mỗi ngày sẽ giữ cho trẻ bình tĩnh, vui vẻ và tạo thói quen dần dần. 
  3. Tiếp tục cố gắng – Có công mài sắt, có ngày nên kim. Hãy kiên trì, và rồi một ngày bé sẽ hạnh phúc khi tận hưởng hương vị của món ăn và hấp thụ được những dưỡng chất từ món ăn. 

Hữu cơ có thực sự dinh dưỡng cho khởi đầu của bé

Hữu cơ có thực sự dinh dưỡng cho khởi đầu của bé

Nấu ăn cho bé luôn là bài toán khó với mẹ. Bé có thể thích ăn chuối nhưng hôm sau thì không. Một số trẻ thích món có màu sắc nhất định, một số khác thì thích thức ăn có hình thù nhất định. Những sở thích và thói quen kỳ quặc này ở trẻ có thể khiến ba mẹ đau đầu. Nhưng bạn không thể tùy tiện với yêu cầu này của trẻ được. Những bé kén ăn thường bị ảnh hưởng bởi các dấu hiệu từ cuộc sống thường ngày, cách ba mẹ cho ăn và cách giới thiệu thực phẩm mới cho trẻ. Nghiên cứu cũng cho thấy việc kén ăn có thể là kết quả khi trẻ trải nghiệm vị giác sớm xuất phát từ trong nước ối hoặc sữa mẹ.

Suy nghĩ này khiến bậc phụ huynh gặp áp lực khi chuẩn bị những bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ. Nhiều bác sĩ nhi và chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ huynh nên cân nhắc lựa chọn thực phẩm hữu cơ. Nhưng thực phẩm hữu cơ có phải sự lựa chọn cần thiết? 

Khỏe mạnh và hữu cơ?

Một khởi đầu giàu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của một đứa trẻ về mặt thể chất, tinh thần và đời sống xã hội. Dinh dưỡng ở trẻ được bắt đầu từ khi thụ thai, khi mẹ tiêu thụ dinh dưỡng cho trẻ khi ở trong bụng mẹ, để con có một khởi đầu tốt nhất. Hấp thụ nguồn dinh dưỡng tốt sẽ làm giảm nguy cơ khuyết tật đáng kể. Dinh dưỡng tốt cũng sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của máu, não và giúp xương khỏe mạnh, cũng như các cơ quan và mô cơ. 

Hóa chất là điều không thể tránh khỏi. Cả hóa chất tự nhiên hay tổng hợp đều được sử dụng làm thuốc trừ sâu, làm sợi cho quần áo, tổng hợp tạo thành thuốc, và chế tác đồ nội thất, thiết bị công nghệ và nhiều hơn nữa. Độc tố là mối đe dọa cho sức khỏe của tất cả mọi người, và đặc biệt nghiêm trọng hơn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ hàng rào máu – não, cũng như cấu trúc trong hệ thống thần kinh trung ương, nơi ngăn cản đường vận chuyển hóa chất giữa máu và mô não. Vậy nên chúng ta phải bảo vệ trẻ nhiều nhất có thể. 

Thực phẩm hữu cơ với giá thành cao hơn, nhưng đây lại là phương pháp đơn giản nhất để loại bỏ những hóa chất độc hại từ cơ thể đang phát triển của trẻ. Lựa chọn thịt hữu cơ và bảo vệ trẻ khỏi sự lạm dụng kháng sinh ở động vật, kháng sinh sẽ làm tăng các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.

Có nhiều lý do khác để chọn hữu cơ cho trẻ ngoài việc tránh sử dụng hóa chất, kháng sinh và hóc-môn, như: 

Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa rất quan trọng đối với trẻ vì chúng tiêu diệt các gốc tự do, và đây là các phân tử hóa học giúp ngăn ngừa viêm và một số bệnh như bệnh tim và một số loại ung thư. Một nghiên cứu năm 2014 kết luận rằng chất chống oxy hóa trong một số loại trái cây và rau củ hữu cơ cao hơn so với trái cây và rau củ thông thường từ 19% đến 69% 

Hương vị ngon hơn

Thực phẩm hữu cơ không được bảo vệ bởi thuốc trừ sâu nên cây cỏ, bò hữu cơ phải tự bảo vệ mình trước sự tấn công của côn trùng. Bằng cách tăng cường phòng thủ hóa học tự thân, từ đó chuyển trực tiếp sang thành mùi và vị, khiến thực phẩm hữu cơ có hương vị ngon lành hơn.

Thân thiện hơn với môi trường

Có nhiều mặt tính cực khi canh tác hữu cơ, như giúp đất khỏe mạnh hơn, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm và tăng tính bền vững và đa dạng sinh học.

Phúc lợi động vật

Động vật trong hệ thống canh tác hữu cơ phải sống tự nhiên nhất có thể, nên sẽ không có lồng pin hay chuồng heo. Hữu cơ là phương pháp tuyệt vời để dạy cho trẻ về lòng tốt con người.

Những loại thực phẩm hữu cơ tốt nhất? 

Nếu bạn vừa bắt đầu lựa chọn hữu cơ, cần tìm một vài món để mua với số lượng ít, hãy lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhất khi được trồng hữu cơ, và những loại trẻ ăn thường xuyên nhất. Bạn có thể bắt đầu với những thực phẩm như:

Táo

Trẻ thích ăn táo và Chỉ Số Rủi Ro trong Chế Độ Ăn Uống (DRI) trong táo thông thường là 27 so với 1 trong táo hữu cơ. Thêm vào đó, táo hữu cơ có thể chứa chất hàm lượng chống oxy hóa cao hơn.

Dâu

Chỉ số DRI trong dâu tây thông thường là 48 so với 1 trong dâu tây hữu cơ. Cũng như táo, dâu tây cũng chứa hàm lượng chất oxy hóa cao hơn.

Khoai tây

Khoai tây chứa hàm lượng thuốc trừ sâu trung bình cao hơn so với các thực phẩm khác. Khoai tây có DRI 27 so với 1 trong khoai tây hữu cơ

Cà chua bi

Có đến 13 loại thuốc trừ sâu có thể tìm thấy được trong cà chua bi và các nghiên cứu cho thấy cà chua bi trồng thông thường có mức độ sắc tố lycopene thấp hơn trong cà chua hữu cơ. Mức độ lycopene càng cao thì càng mang đến nhiều lợi ích dinh dưỡng cho cơ thể. 

Thịt/sữa/thịt Gia Cầm/trứng

Kháng kháng sinh đang trở thành vấn đề và khoa học cho thấy rằng việc ăn thịt và uống sữa từ đàn bò được nuôi hữu cơ là một cách đơn giản để loại bỏ vấn đề này. Thịt và sữa hữu cơ cũng được chứng minh chứa nhiều hơn thành phần axit béo, là thành phần quan trọng giúp cải thiện hệ thống thần kinh, xây dựng khả năng miễn dịch và tăng cường chức năng của não

Đậu nành

Đậu nành thông thường có thể chứa sinh vật biến đổi gen (GMO). Trẻ em đối mặt với nguy cơ lớn nhất từ những nguy cơ tiềm ẩn của thực phẩm biến đổi gen, vì thực phẩm biến đổi gen làm trẻ tiếp xúc với nhiều độc tố và tang dị ứng, có khả năng dẫn đến những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn. 

Đậu phộng/ Bơ đậu phồng 

Đậu phộng canh tác thông thường được nuôi trồng dùng thuốc trừ sâu và có thể gây độc hại, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Tương tự với thịt, organochlorine (có liên quan đến động kinh ở trẻ) tích tụ trong thực phẩm thực vật béo, nên hãy chuyển sang bơ đậu phộng hữu cơ. Bạn cũng có thể kiểm tra Danh sách các Sản phẩm được trồng theo phương pháp thông thường cần tránh của Nhóm công tác môi trường và theo Clean 15 cho danh sách thực phẩm không quá tệ

Tại sao lựa chọn Bellamy’s Organic?

Khi nói đến việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn thực phẩm hữu cơ, nhiều bà mẹ đã lựa chọn Bellamy’s Organic. Đạt chứng nhận hữu cơ, được làm tại Úc, có trách nhiệm với môi trường, hương vị và kết cấu đơn giản, bổ dưỡng và ngon miệng – Đó là lý do vì sao các bậc cha mẹ lựa chọn Bellamy’s Organic.

Bellamy’s Organic cung cấp một sự khởi đầu mới tinh khiết, đơn giản và lành mạnh cho cuộc sống. Bạn có thể xem danh sách đầy đủ của sản phẩm của Bellamy’s Organic tại đây hoặc ghé những cửa hàng bán lẻ – chúng tôi là nhà cung cấp sữa cho trẻ sơ sinh, thức ăn dặm cho trẻ, snacks và hơn thế nữa. Liên lạc với chúng tôi ngay để tìm hiểu thêm thông tin

 

Năm dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ tập đi

Năm dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ tập đi

Năm dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ tập đi

 

Bậc cha mẹ sẽ nhận ra xu hướng ăn ít dần đi của trẻ. Dưỡng chất đóng vai trò rất quan trọng để tối ưu sự tăng trưởng và phát triển của trẻ – thậm chí quan trọng hơn số lượng chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cụ thể cho cơ thể. Nếu bạn đang lo lắng trẻ không hấp thụ đúng dưỡng chất phù hợp, sau đây là nhóm năm dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ tập đi, và những thực phẩm chính chứa nhiều những dưỡng chất này.

Chất dinh dưỡng #1 – Sắt 

Thiếu sắt là tình trạng phổ biến nhất ở trẻ do trẻ chủ yếu dựa vào dinh dưỡng từ sữa và các thực phẩm làm từ sữa nhưng không đủ dinh dưỡng từ thịt đỏ. Sắt có thể tìm thấy được trong các loại thực phẩm khác – bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch và các loại đậu – không nên sử dụng quá mức. Nếu trẻ của bạn thích ăn thịt đỏ, hãy đảm bảo bạn cho trẻ ăn phần thịt nạc và chia nhỏ hàm lượng, ít nhất từ hai đến ba lần một tuần, để cơ thể có đủ chất sắt giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Một khẩu phần thịt băm nhỏ, thịt cừu cốt lết, xúc xích nạc hoặc thịt viên đều là những món ăn giàu chất sắt, phù hợp cho trẻ tăng thêm lượng sắt

Chất dinh dưỡng # 2 Axit béo Omega 3

Trừ khi chúng ta ăn cá hồi mỗi ngày, dù rất ít người có thể làm được điều này, bao gồm cả trẻ đang trong quá trình tập đi. Chất béo omega 3 là dưỡng chất cần thiết trẻ phát triển trí não nên chúng sẽ cần hàm lượng cá hồi cao hơn trong chế độ ăn uống. Sushi cá hồi hay cá ngừ có thể là một cách hay để tăng lượng omega 3 cho trẻ đang tập đi, cũng như trứng, cá hồi hoặc cá ngừ cũng có thể kết hợp với sandwiches. Hãy nhắm đến từ hai đến ba cử ăn hằng tuần cho trẻ với những thực phẩm này.  

Chất dinh dưỡng # 3 Chất xơ

Chất xơ, đặc biệt là bạn cần kết hợp đúng hàm lượng các chất xơ cần thiết, sẽ tốt cho đường ruột của trẻ. Trẻ sơ sinh và đang tập đi thường xuyên bị táo bón, thông thường do không cung cấp đủ chất xơ và chất lỏng cho cơ thể. Trẻ nhỏ sẽ cần từ 13 gram đến 15 gram chất xơ mỗi ngày, nhưng nhiều trẻ vẫn chỉ ăn đến 11 gram. Để đảm bảo trẻ đạt được hàm lượng cần thiết, bạn có thể cho trẻ ăn từ một đến hai miếng trái cây, nửa chén đến một chén rau cũng như bánh mì nguyên hạt hoặc ngũ cốc mỗi ngày. Trẻ trong quá trình tập đi sẽ cần từ ba đến bốn ly (400-800ml) nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể. 

Chất dinh dưỡng # 4 Canxi

Canxi rất quan trọng đối với trẻ nhỏ giúp xương phát triển. Trẻ mặc dù trẻ đang trong quá trình tập đi thường tiêu thụ sữa hoặc sản phẩm từ sữa ít gặp vấn đề với việc thiếu canxi, nhưng ngay khi trẻ bắt đầu cai sữa thì hàm lượng canxi sẽ giảm đi hẳn. Trẻ cần từ hai đến ba khẩu phần sữa có thêm canxi mỗi ngày với sữa chua tự nhiên, phô mai hoặc hai khẩu phần sữa cho trẻ trong độ tuổi tập đi.

Chất dinh dưỡng # 5 Vitamin D

Đáng ngạc nhiên khi số người Úc thiếu vitamin D khá cao dù chúng tôi đã vận động người dân liên tục. Ánh sáng mặt trời tự nhiên là tốt với trẻ, nhưng bạn vẫn có thể hấp thụ thêm từ thực phẩm từ sữa, trứng, cá đóng hộp và một số loại nấm có tiếp xúc với tia cực tím để thúc đẩy quy trình sản xuất vitamin D. Đối với trẻ đang trong quá trình tập đi, bạn có thể kết hợp trứng và nấm vào các công thức nấu ăn – như frittatas, mì ý bò bằm, muffin và bánh nước để tang cường vitamin D thường xuyên hơn.

Những nguyên tắc về vỗ ợ sữa hơi cho bé: Những điều bố mẹ cần biết

Những nguyên tắc về vỗ ợ hơi cho bé: Những điều bố mẹ cần biết 

Dù mẹ đang cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, cơn đói có thể khiến bé ngấu nghiến nuốt sữa cùng nhiều không khí vào cơ thể dẫn đến ự khí kẹt trong dạ dày.  Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để nằm, khiến cho không khí trong khí quản gây ra sự đầy hơi và khó chịu. Giúp bé vỗ ợ hơi đúng cách sẽ loại bỏ được lượng khí bị kẹt lại, giúp bé sẽ thoải mái và vui vẻ hơn.

Dinh dưỡng trong năm đầu tiên 

Năm đầu đời của bé là cực kỳ quan trọng. Đây là thời điểm bé phát triển nhiều nhất, và cũng là lúc lựa chọn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bé chiếm vai trò rất quan trọng. Trong sáu tháng đầu đời của bé, bố mẹ nên cho bé bú sữa mẹ theo khuyến khị của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

Số lần cho bú mỗi giờ tuỳ thuộc vào số tháng tuổi của bé, và sau đây là liều lượng gợi ý:

  • 1 tháng tuổi: Từ 2 đến 4 ounces sữa (60ml đến 120ml sữa), 6-8 lần mỗi 24 tiếng
  • 2 tháng tuổi: Từ 5 đến 6 ounces sữa (148ml đến 177ml sữa), 5-6 lần mỗi 24 tiếng
  • 3 đến 5 tháng tuổi: Từ 6 đến 7 ounces sữa (177ml đến 207ml sữa), 5-6 lần mỗi 24 tiếng

Không nên cho bé ăn thực phẩm dạng đặc cho đến khi đạt tầm bốn tháng tuổi. Thông thường, chỉ nên cho bé ăn thực phẩm dạng đặc từ sáu tháng tuổi, khi mà bé đã có thể tự ngồi thẳng và có thể phối hợp hành động: nhìn và cầm được đồ ăn, rồi tự đưa vào miệng mà không cần bố mẹ hỗ trợ.

Tại sao bố mẹ cần vỗ ợ hơi sữa cho bé

Lí do là vì các bé luôn nuốt vào một lượng lớn không khí khi bú sữa. Lượng khí bị nuốt vào khiến bé cảm thấy khó chịu. Khóc trong lúc bú hay bú nhanh quá cũng khiến bé nuốt vào nhiều không khí, dẫn đến khí bị giam lại trong cơ thể bé và gây khó tiêu. Vỗ ợ hơi giúp bé dễ chịu hơn và đẩy được lượng khí dư ra khỏi cơ thể. Như vậy sẽ giúp bé bú được nhiều hơn, cho bé dễ chịu hơn khi bú, khi chơi và nghỉ ngơi.

Khi nào và làm thế nào để vỗ ợ hơi cho bé

Dù bạn đang cho bé bú mẹ hay bú bằng bình sữa thì bác sĩ hoặc y tá cũng đã dặn bạn phải giúp bé ợ hơi  giữa mỗi bữa ăn. Đối với trẻ sơ sinh thì bố mẹ nên làm thường xuyên hơn, nhiều mẹ thường giúp bé ợ sau mỗi phân nửa đến một ounce (30ml) sữa trong vài tuần đầu tiên.

Sau khoảng bốn tuần tuổi, hệ tiêu hoá của bé đã phát triển hơn và việc giúp bé ợ có thể giảm lại, sau mỗi khi bé bú khoảng một phần ba bình sữa. Nhưng bé thường sẽ ra hiệu cho bố mẹ khi thấy cần ợ.  Bé có thể ra hiệu bằng cách khóc, dừng bú, hoặc quấy khóc. Nhưng tốt nhất thì bố mẹ vẫn nên phòng ngừa và nhận ra được khi nào bé cần ợ, vì những tín hiệu trên sẽ khiến bé hít vào nhiều không khí hơn, làm bé khó tống hết không khí ra ngoài và khiến bé cảm thấy khó chịu hơn.

Thường thì bé bú sữa mẹ sẽ nuốt vào ít không khí hơn so với khi bé bú bình vì bé có xu hướng ngậm vừa với vú mẹ hơn là núm vú giả của bình. Bé cũng có thể kiểm soát được lượng sữa khi bú sữa mẹ, giúp giảm khả năng nuốt vào nhiều không khí.

Nếu bé bú mẹ, thì quy tắc vàng cho bé ợ là mẹ chuyển bên vú và vào cuối mỗi lần bú của bé. Còn đối với trẻ bú bình, mẹ có thể ngăn lượng gió hoặc hồi lưu bằng cách cho con bú trong tư thế thẳng đứng và cho giúp bé ợ sau mỗi 2 đến 3 ounces (60ml đến 88ml) sữa.

3 tư thế và kỹ thuật giúp vỗ bé ợ hơi

Đặt bé dựa lên vai

Bế bé thẳng, áp vào ngực và đầu bé tựa vào vai của bố mẹ. Dùng một tay để đỡ bé và tay còn lại xoa nhẹ lưng bé.

Cho bé ngồi thẳng, vươn người

Đặt bé ngồi lên đùi bố mẹ và mặt quay ra ngoài. Dùng lòng bàn tay để đỡ ngực của bé và đặt các ngón tay và ngón trỏ dưới cằm bé, đảm bảo bố mẹ không đè ép vào cổ họng bé. Chầm chậm nghiêng bé về phía trước, và xoa nhẹ lưng bé.

Đặt bụng bé xuống đùi

Đặt bụng bé nằm trên đùi bố mẹ. Đặt phần bụng bé trên một bên chân, và đầu bé trên chân còn lại và để bé quay mặt sang một phía. Tư thế này giúp đẩy áp lực trong bụng bé, đẩy phần không khí bị kẹt trong người bé ra ngoài.

Bé không ợ hoặc bị nôn trớ – Mẹ phải làm gì?

Nếu bé không ợ và cũng không thể hiện vẻ khó chịu, thì khả năng là bé không cần ợ. Nhưng nếu bé không ợ ra mà lại có biểu hiện cáu gắt hoặc khóc, hoặc nếu thường xuyên nôn trớ, thì khả năng bé đã hít vào lượng lớn không khí do bú quá nhanh.

Hiện tượng bé bị trào ngược hoặc trớ là bình thường, đặc biệt trong tám tuần tuổi đầu đời và thường ảnh hưởng cả bú mẹ và khi bú bình. Với nhiều phụ huynh lần đầu có con thì hay bị hoảng loạn, nhưng nôn trớ khá bình thường và chỉ là một phần trong những giai đoạn phát triển của bé và sẽ hết khi đường ruột của bé khoẻ hơn. Mẹ hãy nhớ quàng thêm khăn hoặc vải hỗ trợ ợ hơi khi cho bé bú để tránh làm bẩn quần áo của mẹ nhé.

Nếu bé không ợ hơi sau vài phút thì mẹ có thể thử thay đổi tư thế khác. Có thể tư thế khác sẽ hiệu quả hơn với bé nhà mình đấy. Mẹo bổ ích là nếu tất cả các tư thế trên đều không hỗ trợ được cho bé thì mẹ có thể thử kéo đầu gối bé lên tới ngực bé, hoặc mát-xa nhẹ bụng của bé. Thỉnh thoảng dù cho bé đang không bú, hay là đang nằm ngủ thôi cũng sẽ hít phải lượng lớn không khí vào. Khi đó, bố mẹ chỉ cần bế bé dậy, giúp bé ợ ra và đặt lại để bé ngủ tiếp.

Bố mẹ chỉ cần hỗ trợ bé ợ hơi tới tầm khoảng hai hoặc ba tháng tuổi. Sau ba tháng tuổi thì bé có thể tự ợ hơi  khi bé đã tự ngồi thẳng và giữ thẳng đầu được.

Mẹo bổ ích cho bé

Để biết thêm những mẹo bổ ích dành cho bé, mẹ có thể tham khảo tại Bellamy’s blog. Tại đây, mẹ có thể tìm được nhiều lời khuyên bổ ích để chăm sóc trẻ sơ sinh, cùng với những mẹo dinh dưỡng cho bé và trẻ nhỏ.

Các dấu hiệu cho thấy bé đang rất đói?

Đói là một cảm giác sinh lý mạnh. Tuy nhiên, bé thường không nhận ra cảm giác mình đang đói bụng và thay vào đó tỏ ra mệt mỏi, khó chịu, cáu bẳn. Trong xã hội hiện tại có nhiều thực phẩm, ba mẹ có thể sai lầm khi cho bé ăn bất cứ khi nào bé tỏ ra khó chịu và bất ổn. Điều này khiến bé hiểu rằng ăn uống là cách phản ứng cho một số cảm giác (không chỉ cảm giác đói), dẫn đến ăn quá mức. Có thể giả định rằng bé không điều chỉnh được sự thèm ăn của mình nếu bé bị thừa cân – v.d. bé ăn cả khi không đói và cũng không dừng ăn khi đã no. Ba mẹ khó xác định được cơn đói thực sự.

Dấu hiệu hành vi ở trẻ nhỏ có thể là cáu kỉnh hoặc mệt mỏi, nhưng trong nhiều trường hợp bé biểu hiện “con đói” có thể không phải vậy. Cách dễ nhất để bạn nhận biết bé có thực sự đói hay không là cho bé ăn thực phẩm thô như táo hoặc các loại trái cây khác.

Nói chung, nếu bé thực sự đói giữa các bữa ăn trong ngày và bữa phụ, bé sẽ ăn bất kỳ bạn cho. Nếu bé từ chối bạn sẽ mừng bé không thực sự đói bụng mà chỉ đang muốn có một món gì đó ngon lành bỏ vào miệng.

Hướng dẫn điều chỉnh sự khẩu vị của bé

1. Không bắt bé ăn hết thức ăn còn trong dĩa

Nếu bạn bắt bé ăn thêm khi bé không đói, bé sẽ hiểu rằng được ăn kể cả khi không đói. Nhớ rằng, nếu bạn cho bé ăn nhiều loại thực phẩm cho mỗi bữa ăn chính và phụ, bé sẽ học cách tiêu thụ lượng thực phẩm vừa đủ.

2. Cho bé tự chọn phần ăn

Khi bé được 4-5 tuổi hãy để bé tự phục vụ bữa ăn cho mình, đây là cách tuyệt vời dạy cho bé ăn theo khẩu vị của mình. Nếu bạn lo lắng bé đang bị thừa cân, hãy ước tính lượng thức ăn đủ cho gia đình và chỉ nấu mức đó.

3. Dạy bé ăn chậm rãi

Nếu bé ăn quá nhanh, bé sẽ không có đủ thời gian nhận biết báo hiệu cơ thể đã đủ no, dấu hiệu này xảy ra sau 20′. Bữa ăn gia đình nên kéo dài 20′ và yêu cầu các thành viên chờ đến khi tất cả đã ăn xong mới được phép rời khỏi bàn ăn.

4. Cố định thời gian biểu

Một trong những vấn đề phổ biến trong thói quen ăn uống của trẻ là ăn mọi lúc. Cho bé ăn liên tục làm cho bé hiếm khi/ hầu như không có cảm giác đói thực sự. Mặc dù trẻ nhỏ cần ăn thường xuyên, bé vẫn cần nghỉ ngơi ít nhất một vài giờ giữa các lần cho ăn. Cố định thời gian bữa ăn tương ứng với bữa sáng, trà buổi sáng, bữa trưa, trà chiều và bữa tối, giúp bé hiểu rằng có thời gian để ăn và thời gian không ăn. Điều này giúp bé quản lý cơn đói phù hợp.

5. Đừng thay thế

Thói quen các ba mẹ hay mắc phải là cho bé ăn đồ ngọt, đồ ăn hấp dẫn hơn khi bé không chịu ăn các thực phẩm bổ dưỡng nhạt vị – như rau củ, thịt hay cá. Điều này càng làm bé từ chối các loại thực phẩm bổ dưỡng vì bé biết cuối cùng cũng sẽ được ba mẹ cho ăn sữa chua, trái cây hoặc các loại thực-phẩm-chiều-chuộng khác. Điều quan trọng điều chỉnh khẩu vị của bé là giúp bé hiểu một số thực phẩm được phép ăn vào một số thời điểm cụ thể trong ngày hơn là chờ để được ăn các món mình thích. Kết quả bé sẽ ăn các thực phẩm này khi thấy đói còn hơn là chờ để được ăn các món hấp dẫn bất kể khi đói hoặc không.

Lợi ích của thực phẩm hữu cơ cho trẻ

Câu hỏi về thực phẩm nào là tốt nhất cho trẻ luôn là một thử thách đối với các bậc phụ huynh. Hữu cơ đang trở thành một sự lựa chọn ngày càng phổ biến đối với người Úc; một cuộc thăm dò gần đây của Hữu Cơ Úc cho thấy 6 trên 10 người Úc hiện đang sử dụng sản phẩm Hữu cơ mỗi năm. Vậy những lợi ích của việc bé ăn thực phẩm hữu cơ là gì? Bài viết này sẽ chỉ ra một vài lợi ích của hữu cơ lên sức khỏe, môi trường và động vật.

1. Lợi ích của hữu cơ đối với khoẻ?

Hiện nay có nhiều tài liệu nghiên cứu về sự khác biệt giữa canh tác thông thường và canh tác hữu cơ lên lợi ích sức khỏe của cá nhân. Trong lúc nghiên cứu này đang được phát triển, chúng tôi có một vài sự thật thú vị về sản phẩm hữu cơ mà chúng tôi được biệt tính đến này.

Trước khi nói đến những sự thật về hữu cơ, điều quan trọng là xem xét về sức khỏe trong 1000 ngày đầu tiên. 1000 ngày đầu tiên là về việc tăng trưởng và phát triển của trẻ từ khi mang thai đến khi trẻ tròn 2 tuổi. Đây là khoảng thời gian mà nhận thức được phát triển hết công suất, trong đó não và các hệ thống khác quan trọng của cơ thể cũng phát triển hết tiềm năng trong thời gian này và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ môi trường như chế độ ăn uống. Đây là giai đoạn dễ bị tổn thương, khi trẻ tiếp xúc với độc tố có hại và sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trí não và dẫn đến kết quả tiêu cực về sức khoẻ về lâu dài. Lựa chọn thực phẩm hữu cơ cho gia đình sẽ giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với một số hoá chất tổng hợp, thuốc trừ sâu và phân bón, biến đổi gen của thực phẩm, thêm hóc-môn và kháng thể được tìm thấy trong sản xuất thông thường, những chất độc sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Sau đây là những điểm nổi bật trong các nghiên cứu mới cho chúng ta thấy được lợi ích của việc chọn thực phẩm hữu cơ đến sức khoẻ:

  • Bạn có biết hoá chất gây nguy hại đến trẻ gấp 10 lần so với người lớn? Thuốc trừ sâu hoá học thường được sử dụng trong nông trại thông thường để bảo vệ trái cây và rau củ khỏi sâu bọ. Hiện chỉ tại Úc có hơn 250 loại thuốc trừ sâu và phân bón hoá học đang được sử dụng. Dẫn đến những hoá chất độc hại này thường xuất hiện trong bữa ăn của chúng ta
  • Theo nghiên cứu của USDA trên 10,000 vườn trái cây và nông trại thông thường, có đến 75% nông trại sử dụng thuốc trừ sâu. Đó là sau khi đã rửa sạch và lột vỏ.
  • Một nghiên cứu tầm cỡ lớn được thực hiện vào năm 2014 về hồ sơ dinh dưỡng giữa sữa thông thường và sữa hữu cơ cho thấy sữa hữu cơ chứa lượng acid béo omega 3 cao hơn so với sữa thông thường. Họ cũng tìm ra được sữa hữu cơ có tỷ lệ tốt hơn giữa omega 6 và omega 3 (thấp hơn) mang lại kết quả về sức khỏe tốt hơn về lâu dài. Chế độ ăn uống ở phương Tây tiêu thụ lượng acid béo omega 3 trong chế độ ăn uống khá thấp. Thường do việc tiêu thụ ít dầu cá và các sản phẩm từ tảo trong chế độ ăn uống. Acid béo omega 3 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não và mắt, đặc biệt là trong 1000 ngày đầu đời.
  • Một nghiên cứu tầm cỡ lớn về sản phẩm hữu cơ cũng cho thấy sản phẩm hữu cơ chứa nồng độ chất chống oxy hóa và vitamin E cao hơn so với sản phẩm thông thường. Chất chống oxy hoá đã được biết đến là một chất tốt cho sức khỏe trong việc bảo việc cơ thể khỏi bệnh tật, Vậy nên việc tiêu thụ chất chống oxy hóa cao hơn từ các sản phẩm hữu cơ là một lợi ích tuyệt vời, đặc biệt đối với trẻ em.
  • Một nghiên cứu tương tự cũng tìm thấy cây trồng thông thường có mức độ kim loại nặng gọi là cadmium cao hơn do sử dụng lượng lớn thuốc trừ sâu và phân bón. Cadmium có liên quan đến suy giảm hành vi và nhận thức ở trẻ và cũng có tác động đến IQ ở trẻ cho đến 9 tuổi.
  • Một số nghiên cứu về việc phơi nhiễm với thuốc trừ sâu tác động xấu đến sức khoẻ. Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ gợi ý rằng thực phẩm dư lượng thuốc trừ sâu cao có thể gây ra các biến chứng sức khỏe mãn tính ở trẻ, bao gồm khuyết tật trong học tập và các vấn đề về hành vi như Rối loạn Tăng động Giảm chú ý (ADHD).
  • Một nghiên cứu gây đây được công bố trên tạp chí khoa học Frontier in Microbiology chứng minh rằng táo hữu cơ có lợi cho sức khỏe của bạn rất nhiều so với táo thông thường. Nghiên cứu cho thấy, một quả táo chứa trung bình 100 triệu vi khuẩn – con số này sẽ giảm đi nếu táo được bảo quản tốt hoặc nếu được nấu chính. Táo hữu cơ cho thấy nhiều loại vi khúng hơn và chứa số lượng cao các chủng có lợi, thân thiện hơn với đường ruột. Sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột có liên quan mật thiết đến sức khoẻ tốt và giúp hệ miễn dịch tốt hơn.

Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng tiêu thụ sản phẩm hữu cơ sẽ làm giảm tiêu thụ và tiếp xúc với các hoá chất độc hại và tổng hợp có trong phân bón và thuốc trừ sâu. Mặc dù chưa có nhiều thông tin về GMO và ảnh hưởng lâu dài của nó, chúng tôi tin rằng việc can thiệp vào thiên nhiên như GMO cũng không phải sự lựa chọn tốt cho trẻ nhỏ và tại Bellamy’s Organic, chúng tôi không muốn thử nghiệm điều đấy.

2. Những lợi ích khác của hữu cơ?

Môi trường

Canh tác hữu cơ còn thân thiện hơn với môi trường. Nghiêm cấm sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hoá học, thay vào đó sử dụng các phương pháp bền vững như ủ phân, luân canh và cây trồng phủ đất. Đất khoẻ giữ được nhiều độ ẩm hơn nghĩa là rễ cây sẽ giữa được nhiều đất hơn. Điều này sẽ giúp giảm xói mòn đất, phát thải oxit nitơ và hoá chất chảy vào đường thuỷ của chúng ta. Canh tác hữu cơ sẽ giữ cho thuốc trừ sâu xâm nhập vào trái đất và ra khỏi đất. Sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp và phân bón làm mất đi tính tự nhiên của nó, bao gồm tất cả sự phát triển của vi sinh vật và góp phần giúp cho trái cây và rau quả thêm bổ dưỡng.

Phúc lợi động vật

Quyền lợi động vật là trung tâm của triết lý hữu cơ. Bò sữa của chúng tôi được chăm sóc và phát triển trong môi trường tự nhiên nhất, liên tục được chăn thả trên đồng cỏ hữu cơ, chế độ ăn không hạt biến đổi Gen và hạt tập trung, và không sử dụng thuốc kháng sinh* hay hóc-môn tăng trưởng. Nếu sử dụng kháng sinh trong tình huống khẩn cấp, bò phải được đưa ra khỏi bể sữa trong ít nhất 6 tháng, cho tới khi dấu vết của kháng sinh không còn tìm thấy trong sữa hữu cơ nữa. Kháng kháng sinh nghĩa là bạn sẽ không đáp ứng với liệu pháp kháng sinh do bác sĩ đưa ra trong lúc nhiễm vi khuẩn. Nếu bạn không thể đáp ứng với liệu pháp kháng sinh trong trường hợp bệnh nặng, điều này ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ của bạn. Ngoài ra, bò sữa hữu cơ không được điều trị bằng hóc-môn tăng trưởng tổng hợp. Nên sữa bò sẽ được cho sữa trên chu kỳ vắt sữa tự nhiên của chúng, từ đó làm giảm áp lực và năng lượng cần thiết để có thể sản xuất sữa quanh năm, như trong chăn nuôi thông thường. Dẫn đến những chú bò hữu cơ cho sữa ít hơn những chú bò thường 30%

Tóm tắt

Tiêu thụ sản phẩm hữu cơ sẽ cho bạn được lợi ích sức khỏe về lâu dài, và cũng giúp làm giảm nguy cơ tiếp xúc với các chất độc hại và tổng hợp trong sản xuất và canh tác thông thường. Tìm nguồn cung ứng trái cây, rau và sữa hữu cơ ngày càng dễ dàng hơn khi các siêu thị mở rộng khu vực thực phẩm hữu cơ và thay đổi theo hướng hữu cơ cũng là sự lựa chọn phổ biến hơn tại Úc và trên thế giới. Cách dễ nhất để tập cho trẻ bắt đầu với thực phẩm hữu cơ là tìm các sản phẩm thực phẩm dành cho trẻ được chứng nhận hữu cơ bởi các tổ chức như NASAA và ACO, bạn sẽ đảm bảo cho trẻ một khởi đầu tinh khiết cho cuộc sống.

Lưu ý sử dụng: Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không nên thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến và đưa ra đánh giá về thông tin. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng sức khoẻ của bé

Làm sao để lựa chọn những thực phẩm tốt nhất cho con


Lựa chọn thực phẩm cho trẻ trong vô vàn sản phẩm ngoài thị trường là một sự lựa chọn khó khăn. Bạn sẽ mất cả ngày đứng ở quầy thực phẩm cho trẻ vì không xác định được đâu sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho con. Ngày nay, cũng có rất nhiều thương hiệu trên thị trường cho sản phẩm cho bé. Một số sản phẩm có thể là bữa ăn hoàn chỉnh, hoặc trong lọ, trong túi, nhưng quan trọng là làm thế nào để tìm ra được sản phẩm nào thực sự tốt?! Bài viết này sẽ chỉ ra một vài điểm để bạn có thể lựa chọn được sản phẩm tốt nhất cho bé với sự lành mạnh, không chứa bất kỳ chất phụ gia và chất bảo quản nhân tạo nào và sẽ cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

1. Làm sao để biết được thực phẩm nào là tốt nhất cho bé?

Khi nói về thực phẩm cho bé, phụ huynh cần nhớ rằng sản phẩm này tập trung mang đến sự tiện lợi cho bậc phụ huynh và được thiết kế để cung cấp cho bé thêm dinh dưỡng ngoài sữa. Để xác định sản phẩm nào là tốt nhất, trước tiên bạn phải xác định mình muốn mua cho – Bữa sáng, Bữa trưa, Bữa tối hay Ăn nhẹ. Và những sản phẩm sau đây tuyệt vời ở điểm chúng có thể được dùng trong bất kỳ buổi nào trong ngày và không cần ăn vào buổi cụ thể.

Nhóm sản phẩm

  • Ngũ cốc – tất cả các loại ngũ cốc cho trẻ sơ sinh nên được tăng cường thêm sắt và cũng là thực phẩm tuyệt vời để tập cho trẻ ăn dặm. Những sản phẩm này thường có thể sử dụng đến 12 tháng và bạn có thể thêm vào một vài thành phần như trái cây và sữa chua tuỳ theo từng giai đoạn lớn của con, để tăng hàm lượng dinh dưỡng
  • Đồ ăn nhẹ – có nhiều thể loại ăn nhẹ; từ bánh ngậm dinh dưỡng cho bé ăn dặm, trái cây và rau củ, bánh quy. Những sản phẩm này nhắm đến trẻ sơ sinh, nên bạn có thể bao gồm những món này vào trong những sự lựa chọn
  • Sữa chua và kem sữa – sản phẩm này không có nhiều sự lựa chọn trên thị tường, nhưng sữa chua và kem sữa cho trẻ là nguồn canxi dồi dào cho trẻ.
  • Phô mai – Bạn không tìm loại phô mai dành cho trẻ vì có thể cho trẻ ăn loại thông thường. Bạn có thể tập cho trẻ ăn quen với những loại phô mai mềm như mozzarella vì chúng là nguồn canxi tuyệt vời cho trẻ, giúp phát răng và xương
  • Trái cây và rau củ xay nhuyễn – Đa số các công ty sản xuất thức ăn cho trẻ sẽ sản xuất hỗn hợp trái cây và rau củ. Đây là một cách rất tuyệt để cho trẻ tập quen với những loại thực phẩm mới và cũng là nguồn dinh dưỡng và chất xơ tuyệt vời.
  • Bữa ăn chính – Có nhiều sự lựa chọn cho bữa ăn chính như thịt, gà, cá hoặc đậu hay còn là khi protein cùng với cơm hoặc nui, và rau củ. Những bữa ăn này có thể cho trẻ từ 8 tháng tuổi và kết hợp cùng với những món ăn có kết cấu khác để cho trẻ tập quen với khẩu vị mới
  • Nui – Nui là mặt hàng chủ lực và bạn có thể cho trẻ ăn những món nui thông thường, một số nhãn hiệu mì ống dành cho trẻ sơ sinh được bổ sung thêm sắt và các chất dinh dưỡng khá để giúp tăng cường dinh dưỡng tổng thể của bữa ăn. Chúng thường được sản xuất theo hình thù khác nhau, phù hợp cho trẻ từ 7 tháng tuổi và có thể nấu với sốt, thịt, rau củ và phô mai

Sự lựa chọn tuỳ theo độ tuổi

Theo luật, tất cả những thực phẩm cho trẻ phải để độ tuổi sử dụng phù hợp ở mặt trước của bao bì để được sản xuất và bán. Điều này cho phép bạn chọn độ tuổi phù hợp với lứa tuổi của bé. Một số sản phẩm được dán nhãn “Trên 4 tháng tuổi” Mặc dù dựa theo khuyến nghị của Úc cho quá trình ăn dặm là từ 6 tháng trở lên, nhưng hướng dẫn trong bài viết này dựa theo tuyên bố “không ăn dặm trước 4 tháng tuổi và không sau 6 tháng” nhưng bạn sẽ là người biết KHI NÀO trẻ đã sẵn sàng. Không cần quá phụ thuộc theo hướng dẫn, vì ngay khi trẻ có thể tự giữ vững được đầu và cổ để ngồi mà không cần đỡ, đó là lúc trẻ thể hiện sự hứng thú với thức ăn. Sản phẩm được hướng dẫn theo lứa tuổi như:

  • 4 tháng tuổi trở lên sẽ ăn thức ăn mềm nhuyễn không vón cục
  • 6 tháng tuổi trở lên sẽ ăn hỗn hợp xay nhuyễn và có thể sệt hơn một chút
  • 8 tháng trở lên sẽ ăn cục nhỏ và mềm
  • 10 tháng trở lên sẽ ăn được loại có kết cấu và hơi sần
  • 12 tháng trở lên có thể ăn thực phẩm cỡ ngón tay

2. Điều quan trọng trong danh sách thành phần?

Thành phần sẽ được liệt kê từ số lượng lớn nhất đến ít nhất trong danh sách thành phần. Nên nếu bạn muốn biết thành phần chính là loại trái cây hoặc rau củ nào thì có thể xác định bằng cách nhìn theo thứ tự thành phần trên bao bì. Theo luật, tất cả các thành phần sẽ được liệt kê ở mặt sau của sản phẩm và cần phải liệt kê rõ cảnh bảo về chất gây dị ứng nếu có, như: đậu nành, cá, lúa mì, sữa.

Để xác định bạn có đang chọn cho trẻ loại sản phẩm tốt hay không, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu tất cả các thành phần được liệt kê. Nếu có phần nào bạn không rõ, hãy tìm kiếm thêm thông tin để xác định được đó là gì và tại sao được sử dụng trong sản phẩm. Nếu danh sách thành phần quá dài, thì đây là cảnh báo, vì thực phẩm cho em bé không cần phải có thành phần quá phức tạp. Thành phần bạn cần kiểm tra bao gồm:

  • Có thêm đường, mật ong, cây thùa, xi-rô cây phong, đường nâu
  • Chất ngọt nhân tạo
  • Có thêm muối
  • Thành phần bạn không quen thuộc như màu thực phẩm được đánh số
  • Trứng sống hoặc thịt
  • Kem và bơ

Các thành phần cần được ưu tiên như trái cây, rau củ, nguyên hạt như gạo nâu, yến mạch, couscous và gạo quinoa, sữa (sữa chua, kem sữa) và các sản phẩm thịt. Ví dụ dưới đây sẽ cho bạn thấy được gạo nâu nguyên hạt và couscous là hai thành phần chính và tiếp theo là các loại rau hữu cơ .

Phụ gia nhân tạo và chất bảo quản

Nhiều bậc phụ huynh chật vật để hiểu được hết ý nghĩa của nhãn thực phẩm và để hiểu những gì là tốt nhất cho các yêu cầu về dinh dưỡng của con. Thật không may là rất khó để xác định ảnh hưởng của phụ gia thực phẩm lên sức khoẻ. Đối với nhiều chất phụ gia, hương vị và màu sắc, các nhà sản xuất có thể lựa chọn liệt kê chúng theo tên hoặc số. Thông thường cha mẹ sẽ tìm kiếm chất phụ gia được đánh số cụ thể mà không nhận ra rằng chúng được ghi rõ trên bao bì – thường sẽ là tên khoa học và không quen thuộc. Điều này đặc biệt đúng với màu nhân tạo, một số có liên quan đến việc gây ra sự hiếu động ở trẻ. Dưới đây là ví dụ một số loại bánh quy ngọt cho trẻ. Bạn sẽ thấy một số chất bảo quản, màu sắc và hương vị liệt kê theo tên hoặc theo số.

Thường phụ huynh sẽ không nhận ra con bị ảnh hưởng bởi loại thực phẩm cụ thể cho đến khi chúng được loại bỏ, ví dụ như khi tạp hoá hết món snacks yêu thích của trẻ. Nghiên cứu về những ảnh hưởng của các chất phụ gia, phẩm màu và hương vị khá khó khăn, đặc biệt là khi mỗi trẻ bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau. Tất cả mọi thứ từ gen của trẻ cho đến khối lượng ăn vào đều có ảnh hưởng. Vì thế, một chế độ ăn uống không có thực phẩm nhận tạo và chế biến sẵn sẽ an toàn và lành mạnh nhất cho trẻ.

3. Làm thế nào để bạn đọc được nhãn dinh dưỡng?

Bạn sẽ cần vài phút vài phút để đọc nhãn dinh dưỡng nhưng đây là điều nên làm. Đây là cách dễ nhất để xác định nếu sự lựa chọn của mình là một lựa chọn lành mạnh. Điều quan trọng nhất khi đọc nhãn thực phẩm là:

Thông tin dinh dưỡng Số lượng ước định
Lượng đường mỗi 100g của sản phẩm Nhỏ hơn hoặc bằng 10g với mỗi 100g (trừ khi sản phẩm được làm hoàn toàn bằng trái cây)
Natri mỗi 100g của sản phẩm Nhỏ hơn hoặc bằng 20g (trừ khi sản phẩm là phô mai)

Nhỏ hơn hoặc bằng 400mg (trên mức cho phép)

Nếu nhìn vào thông tin dinh dưỡng dưới đây, mỗi 100g, chúng ta có thể thấy rằng lượng đường và natri nằm trong phạm vi thì sản phẩm này có thể chấp nhận được và là sự lựa chọn tuyệt vời cho trẻ sơ sinh

Đường = 0.8g mỗi 100g
Natri = 12mg mỗi 100g

Tóm tắt

Mặc dù có nhiều loại thực phẩm cho trẻ trên thị trường, nhưng cũng dễ để xác định một sản phẩm tốt cho sức khoẻ của trẻ mà không chỉ tiện lợi mà còn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ được đáp ứng. Bạn có thể kiểm tra danh sách thành phần và tìm những thành phẩm tốt cho sức khoẻ và không chứa chất bảo quản nhân tạo và phụ gia, bạn cũng có thể xem thông tin dinh dưỡng để đảm bảo sản phẩm không thêm đường hoặc thêm muối

Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì mang lại khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống về mặt dinh dưỡng và cũng mang lại những lợi ích khác cho mẹ và bé. Có một chế độ ăn uống cân bằng khi cho con bú bằng sữa mẹ cũng rất quan trọng. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh chỉ nên được sử dụng sau khi bạn đã nhận được lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe. Quyết định không cho con bú bằng sữa mẹ sẽ rất khó để quay đầu lại và việc cho trẻ bú bình sẽ làm giảm nguồn cung cấp của sữa mẹ. Bạn cũng nên xem xét kỹ chi phí của việc sử dụng sữa công thức. Nếu bạn sử dụng sữa công thức, bạn phải làm theo tất cả các hướng dẫn về bảng hướng dẫn pha và hàm lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đây là lưu ý quan trọng đối với sức khỏe của trẻ.

Lưu ý sử dụng: Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không nên thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến và đưa ra đánh giá về thông tin. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng sức khoẻ của bé

Cách chăm sóc bản thân và trẻ sơ sinh

Sau sinh, bạn sẽ trải qua hàng loạt cảm giác khác nhau do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Năng lượng của bạn có thể thay đổi liên tục và thời gian ngủ sẽ trở nên bất thường, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên khi bạn bắt đầu phát triển mối liên hệ với bé vừa chào. Bài viết này cung cấp cho bạn một số lời khuyên về cách cách chăm sóc bản thân trong vài tháng đầu sau khi sinh cùng với những cách để được nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân nhiều hơn với những nhóm thực phẩm chính.

1: Làm sao để nghỉ ngơi sau khi sinh?

Đến thời điểm này bạn đang ước mình đã ngủ nhiều hơn trước khi bé chào đời. Tất cả các bậc cha mẹ lần đầu đón trẻ mới chào đời đều gặp tình trạng thiếu ngủ, đặc biệt là phụ nữ vì sinh hoạt của bạn sẽ xoay quanh trẻ mới sinh. Bạn sẽ khó có giấc ngủ từ 6-8 tiếng như trước khi sinh, nhưng những giấc nghỉ ngơi ngắn sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng, đặc biệt là lúc trẻ đang ngủ.

Không có một công thức kỳ diệu nào để ngủ đủ giấc, nhưng có một vài cách hữu ích, như là:

  • Đặt điện thoại ở chế độ im lặng khi bé đang ngủ
  • Để các công việc lặt vặt như giặt đồ sang một bên đến khi bạn có năng lượng xử lý chúng – để chúng khỏi tầm mắt thì sẽ ko suy nghĩ đến nữa
  • Để bé vào nôi khi bạn sẵn sàng để vào giấc ngủ chứ không phải ngủ cùng
  • Chia nhiệm vụ ban đêm với ông xã nhà bạn
  • Nhờ gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ – giặt một mớ đồ hoặc nấu bữa tối giúp bạn sẽ cho bạn có thêm chút thời gian nghỉ ngơi
  • Luôn giữ phòng ngủ tối
  • Thử tuân thủ theo thói quen ngủ nghỉ cho cả bạn và bé
  • Tránh ánh sáng hoặc tiếng ồn trong giờ ngủ
  • Có những bữa ăn đơn giản

2: Nên ăn gì sau khi sinh?

Sau sinh, cơ thể của bạn đang phục hồi về cả thể chất và nội tiết tố. Cho dù bạn sinh thường hay sinh mổ, cơ thể cũng cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để giúp bạn hồi sức. Nếu bạn bắt đầu cho con bú, nhu cầu về năng lượng của bạn sẽ tăng đáng kể để hỗ trợ cho quá trình duy trì nguồn sữa. Thêm vào đó, chất lượng của chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ. Một số lời khuyên cho bạn để nạp nhiên liệu để hỗ trợ nhu cầu dinh dưỡng cho bạn trong thời gian quan trọng này.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Cố gắng ăn bữa ăn chính và tối đa ba bữa ăn nhẹ trong một ngày. Không ăn những bữa này cùng lúc, nhưng đặt ra mục tiêu sẽ giúp bạn có được một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Vậy câu hỏi ở đây là, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ như thế nào?

  • Trái cây và rau củ
  • Ngũ cốc nguyên hạt (chọn những món có chỉ số đường huyết thấp như mì ống, gạo hạt dài, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt)
  • Các loại đậu và hạt
  • Các chất béo lành mạnh như dầu ô liu nguyên chất, bơ và các loại hạt
  • Thịt nạc, thịt gia cầm và cá (những loại cá béo như cá hồi), đậu phụ và trứng
  • Các sản phẩm thay thế sữa hoặc sữa ít béo có thêm canxi như sữa đậu nành
  • Hạn chế uống rượu (đặc biệt trong vài tháng đầu và khi bạn cho con bú)
  • Hạn chế ăn chất béo bão hoà, thức ăn nhanh, đồ ăn đồ uống nhiều đường
  • Hạn chế cafein, ví dụ: 1-2 tách cà phê hoặc trà mỗi ngày (đặc biệt trong vài tháng đầu và khi bạn cho con bú)

Ăn nhẹ

Bạn có thể ăn đồ ngọt và thực phẩm nhiều năng lượng nếu bạn thèm. Thường thì khi bạn thiếu ngủ hoặc thiếu năng lượng, bạn sẽ có xu hướng lựa chọn những thực phẩm kém lành mạnh như sô cô la và bánh kẹo. Mua sẵn nhiều loại thực phẩm quan trọng trước khi sinh cũng là một ý tưởng hay, sẽ rất tiện khi bạn có sẵn đồ ăn nhẹ trong nhà. Một vài món ăn nhẹ hỗ trợ bạn giảm lượng thức ăn như:

  • Bơ đậu phộng không thêm đường (đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều) hoặc phô mai với bánh quy giòn
  • Muesli tự làm hoặc ngoài siêu thị như Thanh muesli trái cây
  • 150-200g sữa chua thêm hạt và trái cây tươi
  • Sinh tố trái cây – rau bina, hạt điều, sữa, sữa chua, chuối, hỗn hợp hạt (như LSA)
  • Bơ và fetta ghiền ăn với lát bánh mì chua
  • 1-2 quả trứng luộc chín với cà chua ăn với lát bánh mì chua
  • Trái cây sấy khô (Sung, mận, nho và quả mơ) hoặc hạt hỗn hợp
  • Phô mai cắt lát với bánh quy giòn và hummus
  • Bỏng ngô (không muối hoặc bơ)
  • Rau que với hummus hoặc nhúng tzatziki

Những chất dinh dưỡng chính

Sau khi sinh, nhu cầu dinh dưỡng của bạn sẽ tăng lên, đặc biệt là khi bạn đang cho con bú. Chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng cho bạn, cần dùng thêm thực phẩm chức năng và bạn cần trao đổi với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để biết được loại nào phù hợp. Những dinh dưỡng chính như là:

  • Sắt: Thiếu sắt là tình trạng phổ biến trong giai đoạn cuối của thai kỳ và thường kéo dài ngay cả sau khi sinh. Bạn có thể cung cấp thêm sắt bằng thực phẩm như thịt đỏ, thịt heo, rau bina, trứng và các loại đậu.
  • Nhóm Vitamin B: Những vitamins này sẽ hỗ trợ nhu cầu năng lượng và có thể thông qua trái cây, rau củ, nguyên hạt và các loại hạt
  • Canxi và Vitamin D: hỗ trợ sức khoẻ xương và có thể tăng cường bằng những thực phẩm từ sữa, đậu phụ.
  • Protein: giúp phục hồi sau khi sinh và thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, thịt heo, đậu, hạt và đậu phụ
  • Chất béo tốt: Những chất béo này có nguồn gốc từ cá có dầu, các loại hạt, dầu oliu nguyên chất có tác dụng chống viêm và giúp tăng chất lượng sữa mẹ của bạn.

Bữa ăn tiện lợi

Cố gắng nấu bữa cơm khi đang chăm con là cách tốt, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có đủ thời gian và sức để nấu. Có một số công ty kinh doanh những bữa ăn cân bằng như là:

Mặc dù có thể có ý định tốt để nấu các bữa ăn trong khi nuôi dưỡng đứa con nhỏ của bạn, nhưng điều đó có thể không phải lúc nào cũng có thể. Có một số công ty tuyệt vời cung cấp các lựa chọn bữa ăn cân bằng và chuẩn bị trước

    • Smart meal
    • Fit meal

Bạn có thể tạo tài khoản với siêu thị gần nhà để mua sắm tạp hóa trực tiếp và giao hàng tận nhà.

Chế độ ăn khi cho con bú

Nuôi con bằng sữa mẹ cần thêm khoảng 2000 kilojun mỗi ngày. Hầu hết phụ nữ đều thèm ăn và khát nước hơn trong giai đoạn này. Một chế độ ăn uống cân bằng được khuyến khích trong thời gian cho con bú do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao. Thực phẩm giàu protein và giàu chất dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho ngày dài. Một vài gợi ý giúp ngăn ngừa tăng cân không cần thiết và cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho mẹ và bé như là:

  • Ăn 3 bữa chính với thực đơn cân bằng với carbohydrate tiêu hóa chậm, nạc protein, và một số loại rau củ nhiều màu sắc
  • Tối đa 3 món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe giúp tăng lượng protein cho cơ thể như sữa chua, phô mai, hạt, thanh muesli ít đường, bánh quy giòn, trứng luộc
  • Uống thêm nhiều chất lỏng như nước lọc, sữa, nước ngọt ít đường
  • Tránh ăn những thực phẩm và đồ uống có lượng đường cao để tránh ảnh hưởng đến khả năng giải phóng năng lượng và góp phần tăng cân.Thay vào đó, bạn có thể uống nước trái cây tươi, các loại hạt và sữa chua làm từ trái cây.

Xem xét những ý kiến sau:

  • Tránh uống rượu trong tháng đầu tiên khi cho con bú hoặc đến khi bé đã bú theo lịch. Hạn chế uống rượu trong suốt 2 tiếng sau khi cho con bú
  • Hạn chế tiêu thụ caffeine – uống một đến hai tách trà hoặc cà phê mỗi ngày thì vẫn được cho phép
  • Một số bé sẽ bị đầy khí và/hoặc khó chịu khi mẹ ăn tỏi, hành, cải bắp và bông cải
  • Khi bé có phản ứng như dị ứng hoặc không hấp thụ được sữa mẹ thường là liên quan đến chế độ ăn uống của mẹ. Nguồn nguyên do có thể khác nhau, nhưng triệu chứng thì thường giống nhau – bé không yên, đau bụng, trúng gió, trào ngược, hoặc dị ứng, phát ban. Trước khi loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống của bạn, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để xác định nguyên nhân chính xác để tránh bỏ lỡ những vấn đề tiềm ẩn gây nguy hiểm đến sức khoẻ
  • Giảm cân không được khuyến khích trong thời gian cho con bú. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được là sẽ giúp mẹ giảm cân, nên hãy cứ bình tĩnh nhé!

3: Tôi có nên tập thể dục không?

Lợi ích của tập thể dục rất rõ ràng, đặc biệt là trong thời gian chăm con, tập thể dục sẽ giúp bạn tăng năng lượng, cải thiện giấc ngủ, tăng khả năng miễn dịch và hóc-môn để giúp bạn chống lại những căng thẳng hằng ngày. Nhưng bạn cũng không cần tốn hằng giờ mỗi ngày để tập thể dục. Chỉ cần 10 phút với những bài tập đúng cũng sẽ mang lại kết quả tích cực. Bạn có thể tập thể dục với trẻ như là đưa trẻ đi dạo với địu hoặc balo, chạy bộ với xe đẩy hoặc đăng ký đến lớp thể dục mà bạn có thể tập với con. Nhưng nếu bạn thích tập thể dục một mình, có thể thử những cách sau:

  1. Đi dạo hoặc chạy bộ trước khi ông xã của bạn đi làm
  2. Đầu tư vào một số thiết bị tập thể tại nhà
  3. Tham gia một câu lạc bộ gym có dịch vụ giữ trẻ và đáng tin
  4. Tập thể dục với những bài tập trên DVD
  5. Tập yoga tại nhà

4: Làm thế nào để nâng tâm trạng sau khi sinh?

Cần nhiều sự nỗ lực để giữ sự tỉnh táo của bạn khi đang thiếu ngủ, hết năng lượng để tập trung vào một sinh linh khác – đây không phải điều sẽ xảy ra một cách tự nhiên. Một số cách để nâng tâm trạng mà bạn có thể thử như:

  1. Tham gia vào các nhóm các bà mẹ để bạn có thể trò chuyện với những phụ huynh khác
  2. Đi dạo như thông thường, đừng bị đè nặng suy nghĩ bởi 101 điều bạn cần làm khi đưa trẻ ra ngoài
  3. Thể hiện cả tâm trạng tiêu cực lẫn tích cực của bạn
  4. Cho bản thân những giây phút nghỉ ngơi, với ông xã và bạn bè
  5. Tìm một nơi yên tĩnh để suy ngẫm
  6. Nhắm mắt nghỉ ngơi vài lần để lấy lại năng lượng
  7. Luyện tập thể chậm và sâu
  8. Xem những bộ phim yêu thích

Nếu bạn bị chùn tâm trạng lâu hơn hai tuần, thì bạn cần phải trò chuyện cùng đội ngũ chăm sóc sức khỏe để có thể được hỗ trợ sớm nhất

5: Điều gì sẽ xảy ra với cân nặng của bạn sau khi sinh con?

Sau khi sinh, cơ thể bạn đang trong trạng thái tự chữa lành, xây dựng lại và sẽ thay đổi lại hình dạng. Đa số phụ nữ đều tăng cân đặc biệt là trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba và kéo dài đến vài tháng sau khi sinh.

Mỗi phụ nữ sẽ giảm cân khác nhau sau khi sinh và cách tốt nhất là bạn không nên so sánh bản thân với người khác. Phụ nữ cho con bú bằng sữa mẹ sẽ giảm nhiều cân hơn sau khi sinh. Vậy nên phụ nữ cho con bú thường được khuyến khích không nên cố giảm cân sau khi sinh vì:

  • Thiếu hụt calo có thể làm tăng sự mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
  • Chất lượng của chế độ ăn uống có thể giảm và ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
  • Việc giảm lượng chất dinh dưỡng quan trọng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau sinh

Cách tốt nhất để có cân nặng khỏe mạnh sau khi sinh là cho cơ thể thời gian và tuân thủ theo các nguyên tắc ăn uống lành mạnh, tuân thủ ba bữa ăn chính và kèm những bữa ăn nhẹ xen kẽ, kết hợp với tập thể dục.

Tóm tắt

Bạn cần cân nhắc nhiều thứ sau khi sinh. Đây là khoảng thời gian mẹ và bé tạo ra mối liên kế và chăm sóc cho trẻ. Đồng thời, bạn cũng cần dành thời gian để chăm sóc bản thân để đảm bảo những điều tốt nhất cho cả bạn và trẻ.

  • Cố gắng nghỉ ngơi – không có nghĩa là bạn sẽ được ngủ 7 tiếng mỗi đêm, nhưng tranh thủ chợp mắt cũng rất quan trọng
  • Tập một chế đố ăn uống cân bằng và lành mạnh
  • Tập thể dục mỗi ngày, như là 10 phút đi bộ với bé xung quanh khu dân cư của bạn
  • Luôn có những mối quan hệ xung quanh để hỗ trợ bạn – bạn bè, gia đình, hội các bà mẹ bỉm sữa, đội ngũ y tế
  • Cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi – hãy cho cơ thể thời gian

Lưu ý sử dụng: Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không nên thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến và đưa ra đánh giá về thông tin. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng sức khoẻ của bé

Sự khác nhau giữa các logo chứng nhận hữu cơ?

Chúng ta thường xem qua logo trên bao bì sản phẩm để tìm nhanh thông tin về sản phẩm như nguồn gốc, lợi ích sức khoẻ và chất lượng nhưng khi nói đến chứng nhận hữu cơ của Úc, tại sao tất cả các logo lại khác nhau? Chúng tôi sẽ chia sẻ về những chứng nhận hữu cơ khác nhau hiện đang có mặt tại siêu thị tại Úc và chỉ ra được điểm khác nhau để đảm bảo những sản phẩm các bạn mua đều là sản phẩm chứng nhận hữu cơ.

Chứng nhận hữu cơ là gì?

Tiếc là những sản phẩm bạn thấy trong siêu thị hoặc chợ tại Úc ghi rằng chúng là sản phẩm hữu cơ thì sự thật có thể không phải như vậy, không giống như ở Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. May mắn là nay đã có một quy trình nghiêm ngặt hơn ở Úc cho phép các nhà sản xuất và nhà máy sản xuất các sản phẩm hữu cơ được cấp chứng nhận. Có hai cơ quan quản lý tại Úc cung cấp chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm đáp ứng tất cả các tiêu chí nghiêm ngặt. Sản phẩm thực phẩm có thể có một trong hai chứng nhận này, những nhà sản xuất bắt buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn cụ thể của các cơ quan này. Bao gồm:

  1. Hiệp hội Nông nghiệp Bền vững Úc (NASAA)

NASAA cung cấp chính nhận hữu cơ cho sản phẩm hữu cơ và là một sự đảm bảo của nhà sản xuất đến người tiêu dùng rằng mọi bước trong chuỗi cung ứng đều tuân thủ theo Tiêu chuẩn hữu cơ và sinh học nghiêm ngặt của quốc gia và và nền công nghiệp để khẳng định những sản phẩm đến tay khách hàng đều được chứng nhận hữu cơ. Hình logo NASAA như dưới đây mang đến cho người tiêu dùng sự đảm bảo rằng những sản phẩm họ đang sử dụng đều được chứng nhận dựa vào những tiêu chuẩn cao nhất tại Úc và cũng là một trongn những tiêu chuẩn uy tín nhất trên thế giới.

Logo của NASAA xuất hiện trên tất cả các sản phẩm của Bellamy’s Organic

  1. Chứng nhận hữu cơ Úc (ACO)

ACO cung cấp chứng nhận hữu cơ bao gồm quy trình kiểm tra hoạt động của phương thức vận hành để đảm bằng nhà sản xuất tuân thủ các nguyên tắc sản xuất hữu cơ. Hơn 70% các nhà sản xuất hữu cơ tại Úc được cấp phép sử dụng logo ACO hay còn được biết đến như logo BUD như ảnh dưới. Logo BUD này được tìm thấy trên một số sản phẩm từ táo đến thực phẩm cho trẻ em và được công nhận rộng rãi từ người tiêu dùng Úc và đảm bảo rằng tất cả các thành phần đều được chứng nhận theo Tiêu chuẩn Chứng nhận Hữu Cơ của Úc và đã đáp ứng được quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. ACO có quy trình chứng nhận được nhận xét là một trong những chương trình chứng nhận hàng đầu của Úc và được công nhận là tiêu chuẩn uy tín cho sản xuất hữu cơ trên toàn thế giới. Tất cả các nguyên tắc cần được tuân thủ để có thể nhận được giấy phép để sử dụng logo BUD trên bất kỳ bao bì hoặc quảng cáo thương mại nào.

Logo ACO “BUD” đều xuất hiện trên tất cả các sản phẩm của Bellamy’s Organic

Bạn không cần phải đạt chứng nhận hữu cơ đôi để yêu cầu chứng nhận hữu cơ, bạn chỉ cần đạt ít nhất một trong các logo; NASAA hoặc ACO. Việc tìm logo chứng nhận hữu cơ trên bao bì sản phẩm rất quan trọng, vì chúng sẽ đảm bảo rằng bạn đang mua một sản phẩm hữu cơ có chứng nhận. Một số sản phẩm trong siêu thị có thể ghi rõ “được làm từ nguyên liệu hữu cơ” nhưng không có nghĩa sản phẩm được chứng nhận hữu cơ. Những logo này sẽ mang đến sự đảm bảo cho người tiêu dùng.

Cần bao lâu để đạt được chứng nhận?

Tiêu chuẩn giữa NASAA và ACO có thể hơi khác, nhưng thông thường phải mất từ 1-3 năm để chuyển đổi trang trại bình thường thành hữu cơ từ thời điểm họ nộp đơn xin chứng nhận cho NASAA hoặc ACO. Tương tự với nhà xử lý, bán buôn hoặc xuất khẩu cũng cần từ 1-3 để đạt chứng nhận hữu cơ. Dưới đây là quy trình mà một trang trại bình thường cần phải thực hiện để chuyển đổi sang nông trại hữu cơ để đạt chứng nhận hữu cơ của ACO. Những điểm nổi bật dưới đây được yêu cầu bởi người nông dân và cũng là những điểm nổi bật của thực phẩm hữu cơ.

Chứng nhận hữu cơ Úc

Có thể tìm mua thực phẩm hữu cơ tại đâu?

Rất khó để tìm mua thực phẩm hữu cơ trước đây, đặc biệt là ở những thành phố nhỏ. Từ khi thị trường và thị hiếu của khách hàng về hữu cơ tăng cao, việc tìm mua sản phẩm hữu cơ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và giá cả cũng hợp lý hơ. Thực phẩm hữu cơ có thể tìm mua tại những siêu thị lớn. Bao gồm

  • Woolworths – Woolworths sở hữu thương hiệu hữu cơ riêng, Macro và cũng có bán những thương hiệu hữu cơ đạt chứng nhận khác
  • Coles
  • IGA
  • Một số cửa hàng tại chợ

Sau đây là một vài website giúp bạn tìm được danh sách những cửa hàng bán sản phẩm hữu cơ bạn đang cần tìm mua. Một số trong đó như là:

  • Hướng dẫn tổng quát về hữu cơ của Úc
  • Hướng dẫn về thực phẩm hữu cơ
  • Hướng dẫn về những cửa hàng phân phối hữu cơ tại Úc
  • Những website về sản phẩm hữu cơ
  • Website về tuần hữu cơ
  • Website về cửa hàng nông sản tại Úc (lưu ý rằng không phải cửa hàng nông sản nào cũng có sản phẩm chứng nhận hữu cơ)

Tóm tắt

Nếu bạn đang tìm mua sản phẩm hữu cơ, bạn nên tìm kiếm một trong hai logo chứng nhận hữu cơ được cung cấp bởi hai cơ quan quản lý tại Úc; Chứng nhận Hữu cơ Úc (ACO) và Hiệp hội Nông nghiệp Bền vững Úc (NASAA). Chứng nhận hữu cơ sẽ đảm bảo rằng nhà sản xuất và nhà bán lẻ đã tuân thủ theo các tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt được thiết lập bởi hai tổ chức chứng nhận hữu cơ.

Lưu ý sử dụng: Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không nên thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến và đưa ra đánh giá về thông tin. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng sức khoẻ của bé

Đăng ký nhận tin

Các chương trình khuyến mại

icon messenger map icon chat-active-icon
0898287888